Trường Tiểu Học Công Nghệ Giáo Dục Hà Nội Tuyển Dụng

Trường Tiểu Học Công Nghệ Giáo Dục Hà Nội Tuyển Dụng

Tọa lạc tại trung tâm khu biệt thự Thành ủy Hà Nội, 229 phố Vọng với diện tích gần 3.000m2; CGD School gồm hơn 30 phòng học chuyên biệt như: phòng Toán, Tiếng Việt, phòng Ngoại ngữ, Tin học, phòng Hội...

Tọa lạc tại trung tâm khu biệt thự Thành ủy Hà Nội, 229 phố Vọng với diện tích gần 3.000m2; CGD School gồm hơn 30 phòng học chuyên biệt như: phòng Toán, Tiếng Việt, phòng Ngoại ngữ, Tin học, phòng Hội...

Trường Đại học Giáo dục - ĐHQGHN

Mã nhóm ngành/Mã ngành:

Tỷ lệ có việc làm sau tốt nghiệp : %

Chỉ tiêu theo phương thức khác: 30

Học phí : Theo quy định của Nhà nước và của ĐHQGHN.

Tổ hợp xét tuyển Toán, Vật lí, Hóa họcToán, Hóa học, Sinh họcNgữ văn, Lịch sử, Địa líNgữ văn, Toán, Tiếng Anh

NGÀNH HỌC: GIÁO DỤC TIỂU HỌC ( MÃ NGÀNH: 7140202)

Khoa Sư phạm được thành lập theo Quyết định số 847/QĐ-TĐHHT, ngày 01/12/2017 của Hiệu trưởng trường Đại học Hà Tĩnh trên cơ sở sát nhập Khoa Sư phạm Tiểu học - Mầm non với Khoa Sư phạm Tự nhiên. Khoa hiện có 29 cán bộ giảng dạy và nghiên cứu, trong đó có 06 Tiến sỹ, 04 Nghiên cứu sinh, 16 Thạc sỹ, 03 cử nhân. Khoa Sư phạm đang đào tạo các ngành Sư phạm Toán học (7140209), Giáo dục Mầm non (7140201), Giáo dục Tiểu học (7140202), Sư phạm Vật lý (7140211), Sư phạm Hóa học (7140212).

Năm 2024, thực hiện đặt hàng của UBND tỉnh theo Nghị định 116, Khoa Sư phạm - Trường Đại học Hà Tĩnh tuyển sinh ngành Giáo dục Tiểu học, chỉ tiêu tuyển sinh năm 2024: 35 sinh viên,  các phương thức xét tuyển cụ thể:

1.1. Phương thức xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT (Mã 100), xét kết quả học tập lớp 11 hoặc lớp 12 THPT (Mã 200): Xét theo tổ hợp bài thi/môn thi

Điểm xét tuyển = Tổng điểm 3 môn thi theo tổ hợp đăng ký xét tuyển + điểm ưu tiên (nếu có)

* D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)

* C14 (Ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân)

* B03 (Toán, Sinh học, Ngữ văn)

1.2. Phương thức xét tuyển Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với chứng chỉ quốc tế để xét tuyển (Mã 409):

Điểm xét tuyển = Điểm quy đổi CCQT (theo bảng dưới) + Tổng điểm thi môn còn lại trong tổ hợp đăng ký xét tuyển (không bao gồm môn Ngoại ngữ) + Điểm ưu tiên (nếu có)

Bảng quy đổi chứng chỉ quốc tế:

1.3. Xét tuyển theo kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực của Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; kết quả kỳ thi Đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức năm 2024 (Mã 402):

- Thí sinh có kết quả thi đánh giá năng lực (ĐGNL) do ĐHQG Hà Nội tổ chức:

- Điểm xét tuyển = Tổng điểm bài thi ĐGNL*30/150 + Điểm ưu tiên (nếu có)

- Thí sinh có kết quả thi đánh giá tư duy (ĐGTD) do ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức:

Điểm xét tuyển = Tổng điểm bài thi ĐGTD*30/100 + Điểm ưu tiên (nếu có)

- Thí sinh có kết quả thi đánh giá năng lực (ĐGNL) do ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức:

Điểm xét tuyển = Tổng điểm ĐGNL*30/1200 + Điểm ưu tiên (nếu có)

Từ mục 1.1 đến 1.3: Điểm ưu tiên (nếu có) được tính theo công thức: Mức điểm ưu tiên thí sinh được hưởng = [(30 - tổng điểm đạt được của thí sinh)/7,5] x tổng điểm ưu tiên được xác định thông thường.

1.4. Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển (theo điều 8, quy chế tuyển sinh) (Mã 301)

a. Các ngành đào tạo sư phạm xét tuyển thẳng đối với các học sinh đã tốt nghiệp trường THPT chuyên của các tỉnh, thành phố vào các ngành phù hợp với môn học chuyên hoặc môn đoạt giải nếu đáp ứng điều kiện: Ba năm học THPT chuyên của tỉnh đạt học sinh giỏi hoặc đoạt giải nhất, nhì, ba trong các kỳ thi học sinh giỏi do cấp tỉnh trở lên tổ chức.

b. Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, đã tốt nghiệp THPT được xét tuyển thẳng vào ĐH theo ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi mà thí sinh đã đoạt giải;

Thí sinh đoạt giải khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thí sinh đoạt giải tư trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, đã tốt nghiệp THPT, được ưu tiên xét tuyển vào ĐH theo ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi mà thí sinh đã đoạt giải;

Thí sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, đoạt giải trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, nếu chưa tốt nghiệp THPT được bảo lưu đến hết năm tốt nghiệp THPT;

c. Đối với thí sinh là người khuyết tật đặc biệt nặng có giấy xác nhận khuyết tật của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định: Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả học tập THPT của học sinh (học bạ), tình trạng sức khỏe và yêu cầu của ngành đào tạo để xem xét, quyết định cho vào học;

d. Đối với thí sinh là người nước ngoài, có nguyện vọng học: Hiệu trưởng căn cứ kết quả học tập THPT của học sinh (bảng điểm), kết quả kiểm tra kiến thức và năng lực Tiếng Việt quy định tại Điều 6 Thông tư số 30/2018/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2018 quy định về quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam của Bộ trưởng Bộ GDĐT để xem xét, quyết định cho vào học;

e. Thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo hộ khẩu thường trú), tính đến ngày nộp hồ sơ ĐKXT theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo và Quyết định số 275/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách các huyện nghèo và huyện thoát nghèo giai đoạn 2018-2021; thí sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định hiện hành của Chính phủ và thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ được xem xét, Hiệu trưởng quyết định cho vào học;

Những thí sinh này phải học bổ sung kiến thức 1 (một) năm học trước khi vào học chính thức. Chương trình bổ sung kiến thức do hiệu trưởng quy định;

2. HỌC NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC, bạn sẽ:

-  Được hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định 116!

- Được bố trí chỗ ở trong các ký túc xá tiện nghi!

- Được tiếp cận, rèn luyện nghề nghiệp ở các trường Tiểu học từ năm thứ 2

- Được giới thiệu việc làm từ năm thứ 3!

- Có cơ hội nhận nhiều học bổng giá trị cao!

3. HOÀN THÀNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO, bạn sẽ:

-  Vận dụng những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh; những chính sách của Đảng, chủ trương Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội, giáo dục, văn hoá của đất nước vào quá trình dạy học tiểu học.

- Vận dụng kiến thức về Tâm lý học, Giáo dục học, Lý luận dạy học, Phương pháp dạy học bộ môn, Quản lý hành chính nhà nước và Quản lí ngành, có kiến thức phổ thông về môi trường, dân số, an ninh quốc phòng, an toàn giao thông, quyền trẻ em, y tế học đường để có thể thực hiện giáo dục tích hợp trong chương trình tiểu học.

- Có các kỹ năng mềm, khả năng tự học, có trình độ ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin, biết vận dụng những hiểu biết về tình hình kinh tế - văn hoá – xã hội đời sống, phong tục tập quán của địa phương để có thể hoà nhập và góp phần phát triển cộng đồng.

- Phân tích được nội dung chương trình các môn học và các hoạt động giáo dục trong chương trình các lớp bậc Tiểu học.

- Cập nhật những thông tin đổi mới phương pháp giáo dục tiểu học trong nước và khu vực để khả năng vận dụng đổi mới phương pháp dạy học các môn học ở tiểu học.

- Lập kế hoạch giáo dục cho từng học kỳ và năm học, biết lập kế hoạch bài học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá ở tiểu học.

- Tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp với điều kiện có thể của học sinh và địa phương nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập. Biết dạy cho học sinh phương pháp học, đặc biệt là phương pháp tự học, phát triển ở học sinh năng lực tự đánh giá. Biết sử dụng các phương tiện công nghệ dạy học, đặc biệt là công nghệ thông tin vào quá trình dạy học ở tiểu học.

- Dạy lớp ghép, dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc, dạy học sinh khuyết tật, tàn tật theo hướng hòa nhập.

- Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động Sao nhi đồng, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Quản lý tốt lớp học, xây dựng lớp thành tập thể đoàn kết, tự quản; giáo dục học sinh cá biệt. Lập sổ sách, xây dựng và lưu trữ hồ sơ về quá trình học tập rèn luyện đạo đức của học sinh.

- Giao tiếp và ứng xử thích hợp với học sinh, gia đình học sinh, với đồng nghiệp và các tầng lớp nhân dân trong cộng đồng.

Sau khi tốt nghiệp ngành giáo dục Tiểu học bạn có thể làm được các vị trí như:

- Giáo viên tiểu học ở các trường công lập và tư thục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

- Chuyên viên các phòng Giáo dục và Đào tạo tại các địa phương.

- Làm việc trong các ngành liên quan đến giáo dục tiểu học.

- Nghiên cứu về giáo dục tiểu học tại các trung tâm, viện, cơ quan nghiên cứu.

Khoa Sư phạm, Trường Đại Học Hà Tĩnh.

- Tầng 6, nhà 15 tầng, Cẩm Bình, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh.

- Website: https://nse.htu.edu.vn/

- FB: https://www.facebook.com/KhoaSuphamHTU