Căn cứ theo Điều 22 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định như sau:
Căn cứ theo Điều 22 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định như sau:
Trung tâm Y tế Thành phố Bảo Lộc http://trungtamytebaoloc.vn/assets/images/logo.png
Tác giả bài viết: Bsck1 Phan Tuấn
Về vấn đề này, Cục Chính sách - Tổng cục Chính trị hướng dẫn như sau:
Mức trợ cấp 925.000 đồng/tháng nếu đủ 15 năm công tác
Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì chế độ trợ cấp hàng tháng được quy định như sau:
Đối tượng (quân nhân, công an nhân dân, cơ yếu) quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg, có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác được tính hưởng theo quy định tại Điều 4 Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg (bao gồm cả đối tượng đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc hiện đang công tác ở xã có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng khi cộng nối thời gian phục vụ trong quân đội, công an, cơ yếu với thời gian công tác ở xã mà không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo quy định) được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng theo số năm công tác.
Mức trợ cấp là 925.000 đồng/tháng, nếu đủ 15 năm; sau đó cứ thêm một năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 5% của mức trợ cấp nêu trên.
Khi Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng thì mức trợ cấp được điều chỉnh tương ứng.
Đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng từ trần thì thôi hưởng trợ cấp từ tháng tiếp theo; thân nhân của đối tượng từ trần được hưởng trợ cấp một lần bằng 03 tháng trợ cấp hiện hưởng của đối tượng từ trần.
Mức trợ cấp một lần thấp nhất là 2.500.000 đồng
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì chế độ trợ cấp một lần được quy định như sau:
- Đối tượng (quân nhân, công an nhân dân, cơ yếu) quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg, có dưới 15 năm công tác được tính hưởng theo quy định tại Điều 4 Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg (bao gồm cả đối tượng đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc hiện đang công tác ở xã có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đối tượng có dưới 20 năm công tác trong quân đội, công an, cơ yếu sau đó tham gia công tác ở xã đã nghỉ việc hiện đang hưởng chế độ hưu trí, nhưng khi thôi công tác ở xã, thời gian phục vụ trong quân đội, công an, cơ yếu không được cộng nối với thời gian công tác ở xã để tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội) được hưởng chế độ trợ cấp một lần tính theo thời gian công tác.
Mức trợ cấp bằng 2.500.000 đồng, nếu có từ đủ 2 năm công tác thực tế trở xuống; từ năm thứ 3 trở đi cứ mỗi năm được cộng thêm 800.000 đồng;
- Đối tượng (cán bộ, công nhân viên chức; cán bộ xã, phường, thị trấn; dân quân tự vệ, công an xã; thanh niên xung phong) quy định tại điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều 2 Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg được hưởng chế độ trợ cấp một lần tính theo thời gian thực tế trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế.
Mức trợ cấp bằng 2.500.000 đồng, nếu có từ đủ 2 năm trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế trở xuống; từ năm thứ 3 trở đi cứ mỗi năm được cộng thêm 800.000 đồng;
- Đối tượng (quân nhân, công an nhân dân, cơ yếu; cán bộ, công nhân viên chức; cán bộ xã, phường, thị trấn; dân quân tự vệ, công an xã; thanh niên xung phong) quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg đã từ trần trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành (ngày 1/1/2012), bao gồm cả số từ trần khi đang tại ngũ hoặc đang công tác thì một trong những thân nhân sau đây của đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp một lần bằng 3.600.000 đồng: vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi; bố đẻ, mẹ đẻ hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp.
Theo quy định tại Điều 6 Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì đối tượng (quân nhân, công an nhân dân, cơ yếu; cán bộ, công nhân viên chức; cán bộ xã, phường, thị trấn; dân quân tự vệ, công an xã; thanh niên xung phong) quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngoài việc được thực hiện chế độ trợ cấp hàng tháng hoặc trợ cấp một lần theo quy định, nếu chưa được hưởng chế độ bảo hiểm y tế thì được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế; khi từ trần người lo mai táng được hưởng chế độ mai táng phí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành.
Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng cảm ơn Cục Chính sách – Tổng cục Chính trị đã có thông tin trả lời công dân qua Cổng TTĐT Chính phủ.
Phòng Thông tin phản ánh của tổ chức, công dân
Thời gian tính hưởng chế độ khi phục viên, xuất ngũ
5 nhóm đối tượng phục viên, xuất ngũ được hưởng chế độ
Gia đình siêu nhân (tựa tiếng Anh: The Incredibles) là một bộ phim hoạt hình máy tính (3D) thuộc thể loại siêu anh hùng được Pixar Animation Studios sản xuất và hãng Walt Disney Pictures phát hành. Phim được Brad Bird, một cựu đạo diễn và cố vấn điều hành trong chương trình The Simpsons, viết kịch bản và đạo diễn. Bộ phim có sự tham gia của các diễn viên lồng tiếng Holly Hunter, Craig T. Nelson, Sarah Vowell, Spencer Fox, Jason Lee, Samuel L. Jackson và Elizabeth Peña.
Bộ phim nói về gia đình siêu anh hùng Parr, mỗi người có một khả năng khác nhau. Sau khi chính phủ ra lệnh các siêu anh hùng phải sống ẩn dật trong đời thường, Robert Parr (Craig T. Nelson), trước kia là siêu anh hùng có biệt danh là "Mr. Incredible", đã sống lại những ngày huy hoàng của mình sau lưng gia đình. Đồng thời, các con của anh đã cảm nhận được những khả năng của chúng trong khi vợ anh nghi ngờ các hoạt động của anh.
The Incredibles đầu tiên được phát triển như một phim hoạt hình truyền thống cho hãng Warner Bros., nhưng sau khi hãng này đóng cửa bộ phận làm phim hoạt hình, Bird đem kịch bản đến Pixar và làm việc lại với John Lasseter. The Incredibles là bộ phim thứ 6 được sản xuất bởi Pixar. Nó được Buena Vista Distribution, một công ty con của Disney, phát hành tại Bắc Mỹ vào ngày 5 tháng 11 năm 2004, và tại Anh Quốc và Cộng hòa Ireland trong ngày 26 tháng 11 cùng năm. Đây là bộ phim dài đầu tiên của Pixar mà tất cả các nhân vật chính đều là người[5]. Ngày 15 tháng 3 năm 2005, nó được phát hành ra một bộ DVD hai đĩa tại Hoa Kỳ.
Tại lễ trao giải Oscar năm 2004, bộ phim giành giải phim hoạt hình hay nhất (đây là phim thứ nhì trong 4 phim mà Pixar đã giành được giải này) và biên tập âm thanh. Phim còn được đề cử cho giải kịch bản gốc hay nhất và âm thanh hay nhất, nhưng không thắng giải.
Vào ngày hôn lễ với Elastigirl, Mr. Incredible đã dành thời gian đi dạo trong thành phố Metroville. Trong lúc đuổi theo Bomb Voyage sau một vụ cướp ngân hàng, Buddy Pine, một người hâm mộ Mr. Incredible, đã tìm cách giúp Mr. Incredible bằng cách trở thành "IncrediBoy". Buddy suýt chết vì sự quấy rầy của mình, Mr. Incredible phải giải cứu Buddy và để Voyage chạy thoát, và đến lễ cưới vừa đúng lúc. Vì các hành động của Mr. Incredible mà người dân bắt đầu phản đối những siêu anh hùng, tỏ ra căm ghét họ và kiện cáo họ để họ khỏi làm hại người dân trong lúc hành hiệp. Những siêu anh hùng buộc phải từ bỏ sứ mạng cứu người và thích nghi với đời thường. Mr. Incredible và Elastigirl đến sống ở một khu ngoại ô dưới tên Bob Parr và Helen Parr để chăm lo gia đình; con cái họ cũng có siêu năng lực - cậu con trai nghịch ngợm Dash có thể chạy với vận tốc siêu phàm, cô con gái rụt rè Violet có phép tàng hình và có thể tạo ra trường lực, riêng cậu con trai út Jack-Jack thì dường như không có khả năng nào.
Bob bắt đầu chán nản với công việc tại công ty bảo hiểm của mình, và đã cùng với người bạn thân Lucius Best (cũng từng là siêu anh hùng), biệt danh là Frozone, bí mật đi truy đuổi tội phạm. Bob bị mất việc khi anh gây thương tích cho sếp của mình là Gilbert Huph vì ông ta ngăn cản anh đi bắt cướp. Khi Bob về nhà, anh nhận được một thông điệp bí ẩn từ một phụ nữ tên Mirage, hứa hẹn sẽ trả rất nhiều tiền cho anh nếu anh tiêu diệt một con robot nổi loạn tên Omnidroid 9000 trên một hòn đảo xa xôi. Bob nhận công việc này, tuy cuộc giao chiến với con robot diễn ra khó khăn vì đã lâu anh không tập luyện, nhưng cuối cùng anh đã chiến thắng bằng cách lừa con robot đâm vào lõi của chính nó. Khi được Mirage hứa hẹn giao cho nhiều nhiệm vụ nữa, Bob giả vờ vẫn còn làm việc tại công ty bảo hiểm nhưng lại đi tập luyện mỗi ngày. Bob tìm đến Edna Mode - nhà thiết kế trang phục cho các siêu anh hùng và được cô thiết kế cho một bộ đồ mới thay cho bộ cũ bị con Omnidroid làm rách. Bà kiên quyết từ chối yêu cầu của Bob là thêm áo choàng vào bộ đồ mới, với lý do là nhiều siêu anh hùng đã tử nạn chỉ vì áo choàng của họ bị cuốn vào thứ gì đó.
Không lâu sau đó, Bob nhận nhiệm vụ mới từ Mirage và đến hòn đảo. Anh mới biết được mình đã bị lừa, vì một con Omnidroid mới không còn điểm yếu của phiên bản trước đã áp đảo anh. Bob nhận ra con Omnidroid đang được điều khiển bởi Buddy Pine, nay dùng biệt danh Syndrome, đang muốn trả thù vì ngày xưa không được Bob nhận làm đệ tử. Bob buộc phải chạy trốn Syndrome và thấy bộ xương của một siêu anh hùng mất tích tên Gazerbeam, cùng dòng chữ "kronos" mà người ấy để lại trên vách đối diện. Bob lẻn vào căn cứ của Syndrome và tìm thấy một siêu máy tính. Anh nhập thử mật khẩu "kronos", mở khoá chiếc máy thành công. Thông tin trong máy cho biết nhiều siêu anh hùng khác cũng đã bị lừa đến đây rồi bị sát hại bởi các phiên bản Omnidroid ngày càng vượt trội hơn. Cũng theo chiếc máy này, Frozone đã bị tìm ra tung tích nhưng Helen thi chưa.
Trong lúc này, Helen bắt đầu nghi ngờ các hoạt động của Bob và biết được anh đã tìm đến Edna. Edna trong lúc thiết kế bộ đồ cho Bob cũng đã thiết kế đồ cho tất cả thành viên trong gia đình Parr, mỗi bộ đồ đều có một thiết bị định vị. Helen kích hoạt định vị để tìm vị trí của Bob, vô tình khiến Bob bị phát hiện và bị bắt giữ. Helen mượn một chiếc máy bay phản lực để đi tìm Bob nhưng phát hiện ra Dash và Violet đã lén đi theo. Khi Syndrome cho phóng tên lửa để tiêu diệt chiếc máy bay, ba mẹ con thoát nạn nhờ khả năng chịu đòn của Helen và bộ đồ của cô. Bob giơ tay ra bắt lấy Syndrome để giết hắn nhưng Mirage nhảy vào. Bob dọa sẽ giết Mirage nếu Syndrome không thả anh ra. Syndrome không tin Bob và thách anh làm thế, cuối cùng Bob đành tha mạng cho Mirage vì anh không phải loại người nhẫn tâm. Lên đến đảo, Helen cứu chồng mình trong lúc Dash và Violet chạy trốn bọn thuộc hạ của Syndrome. Cả gia đình gặp lại nhau nhưng bị Syndrome bắt giữ. Syndrome cho biết hắn sẽ đưa con Omnidroid phiên bản mới nhất vào Metroville, dùng bộ điều khiển từ xa để điều khiển con robot phá hủy thành phố và hắn sẽ giả vờ cứu thành phố để được trở thành anh hùng trong mắt người dân. Sau khi con robot được phóng đi, Mirage giúp gia đình Parr thoát ra và cho họ sử dụng một tên lửa để đuổi theo con robot.
Gia đình Parr đến Metroville trong lúc con Omnidroid đang tàn phá thành phố. Nó nhận ra Syndrome đang điểu khiển nó và đánh gục hắn khiến bộ điều khiển văng đi. Với sự trợ giúp của Frozone, gia đình Parr lấy được bộ điều khiển và phá hủy con robot. Gia đình Parr trở về nhà nhưng Syndrome đã tới nhà của họ trước và bắt cóc Jack-Jack. Khi Syndrome đem Jack-Jack lên máy bay, Jack-Jack nổi giận biến hóa hình dạng liên tục làm Syndrome đánh rơi cậu bé. Bob ném Helen lên để chụp Jack-Jack, sau đó anh ném chiếc xe mới của mình lên máy bay gây ra vụ nổ, cánh quạt cuốn áo choàng của Syndrome rồi kéo luôn Syndrome vào, giết chết hắn. Gia đình Parr trở về với cuộc sống bình yên. Khi thành phố bị một kẻ gian ác mới tên The Underminer tấn công, gia đình siêu nhân lại chuẩn bị chiến đấu.
The Incredibles nhận khen thưởng nồng nhiệt từ giới phê bình, giành được mức độ 97% "tươi" từ website phê bình kết hợp Rotten Tomatoes[7], trở thành phim hành động hay thứ 12 và là phim Top 20 duy nhất có hơn 100 phê bình[8]. Metacritic đánh giá The Incredibles "universal acclaim" với số điểm 90/100.[9] Nhà phê bình Roger Ebert cho bộ phim 3½ trên 4 điểm, và viết rằng bộ phim đã "xen kẽ hành động nhanh với sự châm biếm của cuộc sống ngoại ô" và là "một ví dụ nữa của sự tinh thông của Pixar trong lĩnh vực hoạt họa đại chúng". Rolling Stone cho phim 3½ ngôi sao và nói rằng phim là "một trong những bộ phim hay nhất trong năm", và "không có vẻ hoạt hình, mà có vẻ sự thật."[10] Cũng cho bộ phim 3½ ngôi sao, tạp chí People cho rằng The Incredibles "có một câu chuyện mạnh mẽ, thú vị, và đầy những nét hài hước."[11]
Eleanor Ringel Gillespie của tờ Atlanta Journal-Constitution thì cho rằng phim này chỉ là tác phẩm cóp nhặt từ những bộ phim hành động trước đó, và kết luận rằng "những nhân tài tại Pixar đã làm những gì họ làm rất tốt; nhưng tôi ước gì là họ đang làm việc khác."[12] Tương tự, Jessica Winter của tờ Village Voice chỉ trích bộ phim vì chỉ là một bộ phim hành động mùa hè bình thường mặc dù được ra mắt đầu tháng 11.
Các nhà làm phim Fantastic Four phải thay đổi kịch bản và thêm hiệu ứng vì câu chuyện có nội dung tương tự với The Incredibles.[13]
Mặc dù có lo ngại về số doanh thu sẽ không đạt được như hi vọng,[14] bộ phim đã giành được 70.467.623 USD trong tuần mở đầu trên 7.600 màn ảnh tại 3.933 rạp, với doanh thu bình quân là 17.917 USD mỗi rạp hay 9.272 USD mỗi màn ảnh, và là doanh thu mở đầu cao nhất cho một bộ phim của Pixar. Bộ phim cũng giành được vị trí cao nhất trong tuần thứ nhì, giành được thêm 50.251.359 USD, và chỉ bớt 29%, và dễ dàng đánh bại bộ phim hoạt hình The Polar Express đã ra mắt tuần đó. Bộ phim thu được tổng cộng 261.441.092 USD tại Hoa Kỳ, số doanh thu cao thứ nhì cho một bộ phim Pixar (sau Finding Nemo) và là phim có doanh thu đứng thứ 5 trong năm 2004[15]. Trên toàn cầu, bộ phim thu được 631.436.092 USD, đứng vị trí thứ 4 trong năm.[16] Bộ phim cũng có doanh thu thứ nhì trong các bộ phim hoạt hình trong năm, sau Shrek 2.
Phần kế tiếp mang tên Gia đình siêu nhân 2 (Incredibles 2) được ra mắt ngày 15 tháng 6 năm 2018.[17] Cũng như phim đầu tiên, phần hai đạt được nhiều thành công cả về mặt phê bình lẫn doanh số.
Ngôi nhà được bàn giao cho hộ gia đình ông A Rất Nhung ở thôn A Xờ, xã Mà Cooih. Sau hơn 5 tháng thi công, ngôi nhà hoàn thành khang trang trên diện tích 80m2, gồm 1 phòng khách, 3 phòng ở, mái lợp tôn, nền lát gạch.
Tổng kinh phí xây dựng nhà tình nghĩa 150 triệu đồng; trong đó ông Đỗ Tài - nguyên Bí thư Huyện ủy Đông Giang, nguyên Bí thư Đảng ủy Quân sự huyện hỗ trợ 80 triệu đồng.
Hình ảnh tang lễ quân nhân Trần Đức Đô.
Chiều 29/6, trao đổi với PV Báo Giao thông, anh Trần Đức Hội (SN 1980, trú tại thôn Đa Hội, Châu Khê, Từ Sơn, Bắc Ninh) cho biết, chiều 28/6, anh nhận được tin báo từ đơn vị về việc con trai anh là Trần Đức Đô (SN 2002) nguy kịch, đang được cấp cứu tại bệnh viện. Tuy nhiên khi đến nơi, con anh đã tử vong, thi thể lạnh cứng, tím ngắt.
Theo anh Hội, đầu năm nay, Đô đã viết đơn xung phong lên đường nhập ngũ. Sau 3 tháng huấn luyện tại Bắc Giang, nửa tháng nay đã được chuyển đến Tiểu đoàn 4, Đại đội 14, Trường quân sự Quân khu 1, đóng tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên huấn luyện.
"Khoảng 17h chiều 28/6, tôi có nhận được điện thoại của người xưng là thủ trưởng của cháu gọi đến thông báo cháu bị đột quỵ tại thao trường, đang cấp cứu tại Bệnh viện Gang thép Thái Nguyên. Ngay lập tức, gia đình tôi di chuyển lên đó. Đi được nửa đường, tôi lại nhận được điện thoại hỏi con tôi có mâu thuẫn gì không mà thắt cổ tự tử. Khi đến nơi, tôi thấy thi thể cháu đã lạnh cóng, cứng đơ, tím ngắt.
Kiểm tra, gia đình phát hiện đầu cháu có chỗ bị lõm, miệng sưng tím, sau gáy bị phù sưng to chảy máu; chân tay có dấu hiệu bị trói; có vết hằn dây thừng ở sau gáy và mồm. Mạng sườn, ngực của cháu cũng bị sưng tím, lưng hằn dây thừng thắt chặt và tím ngắt cộng với nhiều vết thương bầm dập khắp cơ thể", anh Hội kể lại.
Anh Hội cho biết thêm, khi đó gia đình được bệnh viện thông báo là cháu tử vong ngoài viện nên bệnh viện không cấp cứu, xác nhận gì. Anh cũng trực tiếp chứng kiến cơ quan chức năng khám nghiệm tử thi và được thông báo phổi nạn nhân phù nề, có dịch; cổ và gáy có vết dây thừng; phế quản và thanh quản sưng, đầu chảy máu, có dịch tràn ở mũi.
“Hiện đơn vị quân đội đã cử người về giúp gia đình lo hậu sự cho cháu”, anh Hội nói.
Trao đổi với PV Báo Giao thông, Trung tướng Dương Đình Thông, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu 1, Bộ Quốc phòng xác nhận vụ việc trên và cho biết: “Nguyên nhân tử vong ban đầu được xác định là do tự tử. Quân nhân Trần Đức Đô được phát hiện tử vong trong tư thế treo cổ. Sau khi phát hiện vụ việc đã được đưa đi cấp cứu nhưng đã tử vong.
Tôi cũng biết việc gia đình phát video cho rằng nạn nhân bị đánh nhưng thực tế sự việc không hẳn như thế. Do vậy hiện nay, cơ quan pháp y của Công an và Viện hình sự của Bộ Quốc phòng đang vào cuộc điều tra, làm rõ vụ việc. Quan điểm của tôi là phải điều tra rõ ràng, khách quan”.
Theo quy định của Nhà nước, hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ, khi xuất ngũ sẽ được hưởng chế độ trợ cấp xuất ngũ một lần. Thực tế cho thấy, số tiền nhận được tuy không quá lớn, song nếu được sử dụng phù hợp thì quân nhân hoàn toàn có thể lập thân, lập nghiệp trên chính mảnh đất quê hương, góp phần phát triển kinh tế gia đình và địa phương như một số trường hợp được chúng tôi ghi nhận dưới đây.
Anh Vũ Hồi Xuân, quê tại phường Văn Đẩu, quận Kiến An, Hải Phòng, nguyên là chiến sĩ thuộc Trung đoàn 8 (Sư đoàn 395). Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự năm 2013, anh được đơn vị thanh toán chế độ trợ cấp xuất ngũ với số tiền khoảng 15 triệu đồng. Hoàn cảnh kinh tế gia đình có nhiều khó khăn, bố anh mất sớm, thu nhập từ công việc lao động tự do của mẹ không ổn định, anh Xuân gánh trên vai trách nhiệm là trụ cột kinh tế trong gia đình cùng mẹ nuôi em ăn học. Do đó, số tiền trợ cấp xuất ngũ có ý nghĩa lớn đối với cá nhân và gia đình anh.
Nhận được sự tư vấn, định hướng của chỉ huy đơn vị trước khi xuất ngũ, bằng sự nhạy bén, anh nhận thấy ở địa phương nhu cầu sửa chữa, làm mới các loại chìa khóa của người dân tương đối nhiều, trong khi chưa có nhiều địa chỉ nhận làm dịch vụ này. Học nghề xong, anh mạnh dạn dùng số tiền trợ cấp xuất ngũ đầu tư dụng cụ, máy móc, nguyên vật liệu để mở một tiệm sửa chữa khóa. Đến nay, anh Xuân đã trở thành một người thợ lành nghề có tiếng tại địa phương; tiệm sửa chữa khóa của anh được bà con nhân dân tin tưởng, ủng hộ. Công việc thuận lợi giúp anh có nguồn thu nhập ổn định, cuộc sống gia đình dần khấm khá; đặc biệt anh được lập thân, lập nghiệp trên quê hương, có điều kiện chăm sóc mẹ và em trai. Anh chia sẻ dự định trong thời gian tới sẽ phát triển thêm một vài điểm sửa chữa khóa khác ở các vùng lân cận. Có được kết quả tích cực ngày hôm nay một phần nhờ sử dụng hiệu quả, phù hợp mục đích tiền trợ cấp xuất ngũ mang lại.
Chàng thanh niên Nguyễn Công Nghĩa, nguyên tiểu đội trưởng, Tiểu đội 9, Trung đội 6, Trung đoàn 50 (Bộ CHQS thành phố Hải Phòng), quê tại huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình là người giàu ý chí và nghị lực từ ngày còn rèn luyện trong môi trường quân ngũ. Anh có niềm say mê đặc biệt với khoa học kỹ thuật, đặc biệt là kỹ thuật ô tô. Tâm sự trước ngày xuất ngũ, anh chia sẻ dự định sau khi trở về địa phương sẽ theo học ngành kỹ thuật ô tô vừa thỏa mãn ước nguyện của bản thân đồng thời hình thành nghề nghiệp theo đuổi lâu dài trong tương lai. Thực hiện kế hoạch đã định, xuất ngũ tháng 01 năm 2022 và nhận được tiền trợ cấp, anh gửi cho bố mẹ nhờ cất giữ rồi tham gia học nghề sửa chữa ô tô tại Trường Trung cấp Quân khu 5, đồng thời vừa làm thêm tại một cửa hàng sửa chữa ô tô gần đó. Chàng thanh niên trẻ Nguyễn Công Nghĩa với ước mơ sau khi tốt nghiệp sẽ mở cơ sở sửa chữa ô tô của riêng mình bằng số vốn tự tiết kiệm một phần có được từ tiền trợ cấp xuất ngũ. Hiện tại, sau hơn một năm vừa học, vừa làm, anh Nghĩa đã có thể tự mình sửa chữa một số lỗi phức tạp của ô tô. Triển vọng nghề nghiệp trong tương lai của Nghĩa rất sáng lạn, số tiền trợ cấp xuất ngũ tuy không lớn song sẽ góp phần giúp chàng trai trẻ thực hiện được ước mơ.
Trung tá Nguyễn Thanh Bình, Trợ lý Ban Quân lực, Phòng Tham mưu, Bộ CHQS thành phố Hải Phòng cho chúng tôi biết, bên cạnh việc được hưởng các chế độ đào tạo, học nghề, giải quyết việc làm, phụ cấp đi đường…hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ còn được hưởng chế độ trợ cấp xuất ngũ một lần, cụ thể là một số tiền nhất định được Nhà nước quy định rõ ràng tại Luật Nghĩa vụ quân sự. Số tiền trợ cấp tuy không quá lớn, song rất có ý nghĩa đối với các quân nhân xuất ngũ, góp phần tạo điều kiện giúp quân nhân có cơ hội lập thân, lập nghiệp.
Trung tá Vũ Xuân Kiêm, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Trung đoàn 50 (Bộ CHQS thành phố Hải Phòng) chia sẻ với chúng tôi: “Đối với các đồng chí chiến sĩ sắp kết thúc thời gian phục vụ tại ngũ, chỉ huy các cấp ở Trung đoàn từ trung đội, đại đội đến tiểu đoàn luôn chủ động theo dõi sát sao, nắm bắt tình hình tư tưởng, tâm tư tình cảm, hoạt động của bộ đội, đặc biệt là việc mua bán tại căng tin nhằm quản lý, tuyên truyền động viên bộ đội tiết kiệm trong chi tiêu, không để xảy ra tình trạng mua chịu, ký nợ tại các hàng quán bên ngoài doanh trại. Song song với đó, đơn vị thường xuyên bảo đảm đầy đủ chế độ, tiêu chuẩn, đời sống vật chất, tinh thần, giáo dục, tư vấn hướng nghiệp cho bộ đội... Nhờ đó, nhiều chiến sĩ đã biết tiết kiệm tiền phụ cấp hàng tháng, có ý thức lo cho tương lai, lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, sử dụng hiệu quả tiền trợ cấp xuất ngũ”.