Năm 2024, Ấn Độ tiếp tục giữ vị trí số 1 trong bảng xếp hạng những quốc gia đông dân nhất thế giới với hơn 1,45 tỷ dân. Trung Quốc đứng thứ 2 với gần 1,42 tỷ người, vượt xa quốc gia xếp hạng thứ 3 là Mỹ với hơn 345 triệu người. Chỉ riêng Ấn Độ và Trung Quốc cộng lại đã chiếm đến hơn 35% dân số trên hành tinh.
Năm 2024, Ấn Độ tiếp tục giữ vị trí số 1 trong bảng xếp hạng những quốc gia đông dân nhất thế giới với hơn 1,45 tỷ dân. Trung Quốc đứng thứ 2 với gần 1,42 tỷ người, vượt xa quốc gia xếp hạng thứ 3 là Mỹ với hơn 345 triệu người. Chỉ riêng Ấn Độ và Trung Quốc cộng lại đã chiếm đến hơn 35% dân số trên hành tinh.
Xếp thứ 8 trong danh sách các quốc gia đông dân nhất toàn cầu là Bangladesh với 173.562.364 người. Mặc dù diện tích Bangladesh chưa bằng một nửa diện tích của Việt Nam nhưng dân số hơn gấp rưỡi. Đây là một trong những quốc gia có mật độ cao nhất thế giới.
Giai đoạn 1960 - 1970, dân số Bangladesh tăng trưởng mạnh mẽ với tỷ lệ cao nhất thế giới và chậm lại vào những năm 1980 tới nay. Mặc dù vậy, dân số quốc gia này vẫn tiếp tục tăng khoảng 1% mỗi năm và dự báo sẽ tiếp tục tăng đến năm 2041, đạt cực đại khoảng 226 triệu người vào năm 2070 trước khi quay đầu giảm.
Xếp hạng thứ 9 trong danh sách các quốc gia đông dân là Nga với 144.820.423 người và là quốc gia đông dân nhất châu Âu. Từ năm 2022 tới nay, dân số của quốc gia này liên tục giảm do cả yếu tố tự nhiên và cơ học. Năm qua, có 178.042 người di cư ròng, chiếm hơn một nửa lượng dân số giảm của nước này cùng hơn 1,68 triệu người tử vong. Nguyên nhân được cho là do ảnh hưởng lớn từ cuộc chiến Nga – Ukraine.
Do lãnh thổ rộng nhất thế giới, mật độ dân số của Nga thuộc nhóm thấp nhất thế giới, tập trung chủ yếu ở phía Tây, giáp châu Âu. Nhiều khu vực không có người sinh sống do khí hậu quá khắc nghiệt.
Dự kiến dân số Nga chỉ còn 126 triệu người vào cuối thế kỷ 21.
Xếp thứ 5 trong danh sách các nước đông dân nhất thế giới là Pakistan với 251.269.164 người. Đây là quốc gia có dân số trẻ, độ tuổi trung bình chỉ hơn 20 với tỷ suất sinh sản 3,4. Cùng với ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa và xã hội, bao gồm sở thích về quy mô gia đình và xu hướng đô thị hóa, dự kiến dân số Pakistan sẽ còn tăng mạnh trong những năm tiếp theo và dự kiến sẽ vượt ngưỡng 300 triệu người vào năm 2050.
Pakistan có một trong những tỷ lệ sinh cao nhất với 22 ca sinh trên 1.000 người. Phụ nữ ở quốc gia này ít sử dụng biện pháp tránh thai. Việc dân số tăng nhanh sẽ gây ra nhiều áp lực lên môi trường, quá tải hệ thống y tế và giáo dục, việc làm.
Ethiopia là nước đông dân thứ 10 thế giới và thứ 2 tại Châu Phi, sau Nigeria. Tỷ suất sinh sản cao tới 3,91 là lý do chủ yếu khiến dân số Ethiopia tăng trưởng nhanh. Trong 40 năm gần đây, dân số quốc gia này đã tăng tới xấp xỉ 5 lần.
Độ tuổi trung bình ở quốc gia Đông Phi này là 18,9 còn tuổi thọ trung bình là 67,6. Những con số này cho thấy tính chất dân số trẻ, phản ánh tình trạng đẻ nhiều, đời sống nghèo nàn, vất vả của đa số người dân.
Dân số Ethiopia được dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh, đạt tới 367 triệu người, gần gấp 3 so với hiện nay, vào năm 2100.
Trên đây là Top 10 quốc gia đông dân nhất thế giới năm 2024 được TOPI tổng hợp lại theo thông tin từ World Population Review. Với tốc độ tăng trưởng dân số khác nhau giữa các quốc gia, thậm chí một số nước đang bị giảm dân số, dự kiến bảng danh sách này sẽ có sự thay đổi trong thời gian tới. Chúng tôi sẽ cập nhật đến các bạn ngay khi có thông tin mới nhất.
Nigeria hiện là nước đông dân thứ 6 thế giới với tỷ trọng 2,85% trong dân số toàn cầu và là quốc gia đông dân nhất Châu Phi. Quốc gia này cũng thuộc nhóm có dân số trẻ nhất thế giới với chưa đến 18 tuổi và tỷ suất sinh sản cao với 4,38.
Trong hơn 70 năm qua, độ tuổi trung bình của quốc gia đông dân nhất Châu Phi này hầu như không thay đổi, thậm chí giảm nhẹ. Dân số quốc gia này được dự báo sẽ tiếp tục tăng nhanh trong nhiều thập kỷ tới. Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ dự báo, dân số Nigeria sẽ vượt qua dân số Hoa Kỳ vào năm 2047.
Những yếu tố chính góp phần vào sự gia tăng dân số nhanh chóng của quốc gia này là tảo hôn, tỷ lệ sinh cao và thiếu tiếp cận kế hoạch hóa gia đình.
Đất nước có diện tích rộng thứ năm thế giới - Brazil là nước đông dân thứ 7 thế giới và đứng đầu khu vực Mỹ Latinh và Caribe. Mặc dù thuộc top 10 đông dân nhất hành tinh, nhưng do diện tích lớn nên mật độ dân số ở đây tương đối thấp và tập trung chủ yếu ở thành thị. Nguyên nhân là do một phần khá lớn lãnh thổ Brazil là rừng rậm Amazon – rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới.
Dân số Brazil đang tăng chậm lại, dự báo sẽ chỉ tăng thêm trong khoảng 20 năm nữa, đạt cực đại của Brazil là khoảng 219 triệu người vào năm 2044 rồi quay đầu giảm.
Dân số toàn cầu đã tăng trưởng mạnh mẽ trong những thế kỷ gần đây. Phải mất hàng trăm nghìn năm, dân số trên hành tinh mới đạt tới 1 tỷ người. Tuy nhiên, chỉ trong vòng 200 năm trở lại đây, dân số tăng lên gấp tám lần kích thước đó.
Theo https://worldpopulationreview.com tính đến tháng 9/2024, tổng dân số trên hành tinh ước tính là 8,005,176,000 người.
Để biết những đất nước nào đông dân nhất thế giới, mời các bạn xem bảng xếp hạng dưới đây:
Việt Nam hiện xếp thứ 16 trong danh sách với gần 101 triệu người và tăng khoảng 1% mỗi năm. Dự kiến dân số nước ta sẽ đạt đỉnh xấp xỉ 110 triệu người và giảm dần từ năm 2055 trở đi. Hiện nay, tỷ lệ sinh của Việt Nam chỉ đạt 2 ca sinh trên một phụ nữ.
Theo trang MarketWatch của Mỹ, vào ngày 14/4/2023, dân số Ấn Độ đã vượt Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới. Đây là số liệu ước tính Dựa trên báo cáo triển vọng dân số thế giới của Liên Hiệp Quốc. MarketWatch đã tính tốc độ thay đổi dân số hàng ngày để xác định thời điểm dân số Ấn Độ vượt qua Trung Quốc.
Trung bình mỗi ngày, dân số Ấn Độ tăng thêm khoảng 36.470 người, trong khi dân số Trung Quốc giảm khoảng 983 người/ngày. Dự kiến dân số Ấn Độ sẽ tiếp tục tăng trong bốn thập kỷ tới, đạt đỉnh gần 1,7 tỷ người vào năm 2063.
Hiện nay, Ấn Độ là nước đông dân nhất hành tinh với dân số ước tính là 1.450.935.971 người và sẽ tiếp tục tăng mạnh. Quốc gia này có độ tuổi trung bình trẻ và tỷ suất sinh sản cao hơn một chút so với mức thay thế. Bên cạnh đó, sự gia tăng dân số của Ấn Độ còn được thúc đẩy bởi sự kết hợp của các yếu tố văn hóa và quá trình đô thị hóa nhanh chóng.
Indonesia là nước đông dân thứ 4 thế giới, thứ 3 Châu Á và số 1 Đông Nam Á với 283.487.931 người. Dân số Indonesia đang tăng đều đặn với tỷ lệ 1,49%/năm. Độ tuổi trung bình phản ánh một xã hội trẻ, đặc điểm nhân khẩu học của Indonesia cho thấy tương lai có tiềm năng kinh tế đáng kể.
Tuy nhiên, trong 10 năm trở lại đây, tỷ lệ di cư của quốc gia này khá cao, khoảng 105 người/ngày (tương đương hơn 38 nghìn người mỗi năm). Dân số đất nước vạn đảo được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong vòng 35 năm nữa đạt đến cực đại khoảng 320 triệu người vào năm 2026 rồi quay đầu giảm.
Đứng vị trí thứ 2 trong tóp 10 quốc gia đông dân nhất hành tinh là Trung Quốc với 1.419.321.278 người.
Trung Quốc, từng là quốc gia đông dân nhất thế giới trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, hiện nay dân số của đất nước tỷ dân này đã tăng trưởng chậm lại do dân số già hóa và tỷ suất sinh sản rất thấp trong khi độ tuổi trung bình đang tiến gần đến 40.
Chính sách một con kéo dài hơn ba thập kỷ vẫn ảnh hưởng đến nhân khẩu học của Trung Quốc ngày nay, tạo nên động lực thế hệ phức tạp. Hiện nay, Trung Quốc phải đối mặt với thách thức là hỗ trợ một lượng lớn dân số già trong khi khuyến khích thế hệ trẻ cân bằng cán cân nhân khẩu học.
Theo South China Morning Post, dân số của Trung Quốc có thể bị suy giảm khoảng 50% vào năm 20100, có khả năng quay trở lại quy mô tương đương cuối những năm 1950
Theo Liên Hợp Quốc, sự suy giảm dân số ở Trung Quốc là do ngày càng ít phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, người dân ngày càng ngại kết hôn và sinh con. Năm 2023, quốc gia này chỉ có 9,02 triệu ca sinh - đây là mức thấp nhất kể từ khi bắt đầu ghi chép dữ liệu vào năm 1949.
Hoa Kỳ đứng thứ ba trong danh sách các quốc gia đông dân nhất năm 2024 với 345.426.571 người, cách rất xa so với hai vị trí đầu bảng.
Mặc dù có tỷ suất sinh sản thấp nhưng quốc gia này lại có tỷ lệ nhập cư đáng kể, góp phần vào sự gia tăng dân số. Chất lượng cuộc sống cao cùng cơ hội đa dạng đã thu hút người nhập cư từ khắp nơi trên thế giới, tạo nên sự đa dạng và phong phú cho nhân khẩu học. Mỹ được xem là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa và ý tưởng, cũng đa dạng về chủng tộc, sắc tộc.
Theo Pew Research Center, người da trắng chiếm khoảng 60% dân số, người gốc Tây Ban Nha/Latinh chiếm khoảng 18%, người gốc Phi chiếm khoảng 12%, và người gốc Á chiếm khoảng 6%.
Tuy nhiên, dân số Mỹ đang trở nên già hóa. Độ tuổi trung bình của người dân Mỹ là khoảng 38,3 tuổi, tỷ lệ người cao tuổi đang tăng lên, trong khi tỷ lệ người trong độ tuổi lao động giảm dần. Worldpopulationreview dự báo dân số của Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tăng từ 0,7% - 0,9%/năm do tỷ lệ nhập cư vào quốc gia này luôn ở mức cao.