Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Tại V-League 2024/25, đương kim Á quân Quy Nhơn Bình Định đã không có được màn trình diễn tốt nhất khi mới chỉ có được 5 điểm sau 6 vòng đấu đầu tiên (1 trận thắng, 2 trận hòa cùng 3 trận thua) và hiện đang thuộc top cuối trên BXH.
Có thể hiểu được bởi sau mùa giải 2023/24, Bình Định đã quyết định chia tay một loạt cầu thủ trụ cột. Biến động về lực lượng theo đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến lối chơi, phong độ của đội chủ sân Quy Nhơn ở mùa giải năm nay.
Trong khi đó, Quảng Nam gặp khá nhiều khó khăn khi chỉ có 6 điểm sau 6 vòng đấu (1 trận thắng, 3 trận hòa, 2 trận thua). Thực tế, ở 3 vòng đấu gần nhất, cả Bình Định và Quảng Nam đều chưa được tận hưởng niềm vui chiến thắng. Nếu thua ở cuộc đối đầu này thì cả 2 đội đều có nguy cơ rơi xuống vị trí đáy bảng.
Đáng nói, sau 6 vòng đấu tiên, đội bóng đất Võ đã nhận về tới 7 bàn thua nhưng chỉ ghi được vỏn vẹn 3 bàn thắng.Điều này đã bộc lộ rõ vấn đề ở hàng công của đội bóng xứ Quảng.Cùng cần 1 thắng lợi để giải tỏa áp lực nhưng nhìn chung, xét về tương quan lực lượng, sức mạnh và phong độ, kết hợp với lợi thế sân nhà, đương kim Á quân Bình Định vẫn được đánh giá cao hơn.
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Wenn dies deiner Meinung nach nicht gegen unsere Gemeinschaftsstandards verstößt,
Trẻ em được học giáo lý để hiểu về Chúa, để nuôi dưỡng đức tin, song có lẽ cần lưu tâm và làm cách nào đó để việc học giáo lý là niềm vui chứ không phải là áp lực đè trên đôi vai nhỏ của các em.
Chị Nguyễn Thảo Hiền (Gx Tân Hương, TGP TPHCM): Con tôi đang học lớp chiên con nên chủ yếu các anh chị huynh trưởng cho bé nghe hiểu, trả lời và tô màu, học qua hình ảnh chứ chưa ghi chép nhiều. Tôi theo dõi thấy con mình cũng hiểu những gì được dạy và trả lời đúng 5/5 câu kiểm tra cuối kỳ vừa rồi. Ðộ tuổi của bé chỉ cần học qua hình ảnh minh họa, qua sách Kinh Thánh bằng hình vẽ, và quan sát mọi thứ qua việc đi lễ hằng ngày là được rồi. Gia đình tôi thường xuyên trò chuyện vui vẻ, kể chuyện ngày xưa ông bà, cha mẹ lúc bằng tuổi đã đi lễ, đi học giáo lý như thế nào, khiến cho trẻ cảm thấy thoải mái hơn. Thời nay, trẻ em bị phụ huynh cho đi học quá nhiều nên đến ngày học giáo lý, tôi thấy các bé nhìn mệt mỏi, buồn ngủ, ít nói... Ðây là một vấn đề mà các bậc làm cha mẹ nên quan tâm nhiều hơn. Vì khi trẻ mang thể trạng mệt mỏi đến lớp giáo lý thì sẽ không thể tiếp thu những gì được chỉ dạy, rồi dần dần có thể càng xa Chúa, không có hứng thú khi đi học, không muốn tìm hiểu và yêu Chúa nữa.
Anh Trần Hoàng Anh (Gx Ba Trinh, GP Cần Thơ):Trẻ học giáo lý, nếu chỉ cầm cuốn sách đọc thuộc lòng thì khó trôi. Ðức tin phải được gieo vào lòng các em bằng cách tự nhiên. Ông bà, cha mẹ là những người gần gũi, họ là những gương sáng đức tin cận kề nhất. Họ có thể học giáo lý cùng con. Ðọc sách, kể chuyện Kinh Thánh, hướng dẫn cách xưng tội và thực hành đạo đức để lớp trẻ noi theo. Hồi còn nhỏ, anh em chúng tôi hay đi lễ là nhờ thói quen của ông bà. Sống với làng xóm, mọi người theo đạo, các bạn cùng lứa đi tập hát, giúp lễ, dâng kinh…, chúng tôi hòa vào bầu khí đó. Những câu chuyện kể của mẹ, của ông bà từ các tình huống trong cuộc sống để nói lên tình Chúa, ơn Chúa giúp đỡ… cũng là cách vừa dạy giáo lý, đức tin vừa dạy nhân bản cho con trẻ. Phụ huynhkhông nên tạo sức ép quá mức mà chínhcha mẹ cần phải là người đồng hành, hướng dẫn con hiểu về Chúa từ chính kinh nghiệm sống của mình, chứ không nên phó mặc hết chongười dạy giáo lý.
KHƠI NIỀM YÊU THÍCH TÌM HIỂU VỀ CHÚA
Chị Trần Thị Bích Châu (Gx Phú Trung, TGP TPHCM): Thực tế là con trẻ bây giờ có quá nhiều thứ có thể thu hút chúng như trò chơi trên mạng, phim hoạt hình..., nên thời gian tìm hiểu về Chúa ít đi. Tôi nhận thấy việc cho trẻ xem nhiều phim nhà đạo sẽ giúp trẻ nhớ lâu hơn, vì phim có hình ảnh và âm thanh sống động. Còn sách truyện thì lại làm cho trí tưởng tượng của các bé tốt hơn, nhưng không phải bé nào cũng thích suy nghĩ và hình dung ra khung cảnh mà sách miêu tả. Gia đình tôi vẫn thường xuyên quan tâm hỏi han các con sau mỗi giờ học giáo lý thế nào, đã được học những gì... Cháu nhỏ đang học lớp khai tâm, vì mới bắt đầu đi học nên khi về nhà chuyện gì cũng huyên thuyên, còn cháu lớn hỏi đến mới kể. Dịp tình cờ tôi thấy được một đoạn phim ngắn về việc Ðức Giáo Hoàng Phanxicô rửa chân cho các tù nhân, tôi liền lưu lại và cho con xem. Các con tỏ ra rất thích thú và đến khi lại được xem Ðức Thánh Cha rửa chân trong lễ Thứ Năm Tuần Thánh vừa qua, bé thấy thú vị, muốn xem rõ và tìm hiểu nhiều hơn. Từ đó, tôi vẫn thường xuyên tìm kiếm những đoạn phim ngắn hoặc đoạn phim thực tế nhưng phải phù hợp với lứa tuổi để tăng sự hứng thú và khiến trẻ tự có ý muốn tìm hiểu về Chúa nhiều hơn.
HƯỚNG DẪN THAY VÌ HỐI THÚC, ÉP BUỘC
Chị Nguyễn Thanh Trúc (Gx Sơn Lộc, GP Phú Cường): Về việc giáo dục theo độ tuổi là đúng, nhưng với những trẻ vì nhiều lý do mà không theo kịp thì các giáo lý viên sẽ có hướng bồi dưỡng thêm hoặc cho các em đó được học giáo lý dưới sự quan tâm đặc biệt. Nhất là những em sắp lãnh nhận bí tích thì càng phải được các anh chị chú ý nhiều hơn. Vì việc lãnh nhận bí tích rất quan trọng và phải chắc rằng mỗi em đã có sự hiểu biết nhất định về Thiên Chúa. Khi con tôi còn nhỏ thì động viên và nhắc nhở việc đi lễ, học giáo lý và sinh hoạt thường xuyên. Còn khi về nhà, tôi giải thích và hướng dẫn bé theo từng việc nhỏ, sao cho phù hợp với đạo đức và tín lý đức tin. Chẳng hạn như khi ăn cơm phải làm dấu thánh giá và mời mọi người, đi về thưa gởi, đọc kinh sáng tối… Bây giờ con đã lớn và hầu như tự ý thức được việc mình làm. Khi còn nhỏ, ý thức sống đạo là điều tối quan trọng nên trẻ cần được người lớn dẫn đường chứ không phải chỉ hối thúc, răn bảo hay ép buộc là xong. Những nhận thức nền tảng đó sẽ tạo nên tính cách và nhân tâm cho con người. Mang tâm thức sống thiện lành và yêu mến mọi người là điều ai cũng hướng đến. Chính gia đình là cái nôi để vun đắp đức tin cho con trẻ. Vậy nên cần chú ý và hướng dẫn con trẻ từ nhỏ để trở thành nếp sống đạo hiệu quả.
Anh Nguyễn Quốc Toản (Gx Khiết Tâm, TGP TPHCM): Tôi vẫn hay trò chuyện cùng con sau mỗi buổi học giáo lý và nhận thấy con khá thích thú, tuy nhiên nhiều khi về nhà cháu tâm sự vẫn muốn có những buổi học mang tính cởi mở, sinh động hơn là nặng hình thức. Giờ học cần khơi gợi nhiều điều mới mẻ trong đạo thay vì chỉ có những câu hỏi thưa. Các anh chị giáo lý viên cũng nên như người bạn đồng hành hướng dẫn hơn là người dạy học, bởi lẽ ở trường các em đã đủ áp lực về chuyện bài vở. Nếu những giờ giáo lý mang được yếu tố vừa học vừa chơi sẽ lôi cuốn và giúp trẻ vui thích.
Đó là những dòng đầu lá thư gửi Đảng ủy, UBND xã Hoàng An (huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) của cựu chiến binh (CCB) Ninh Công Khoát, nguyên cán bộ Trung đoàn Tên lửa 275, hiện sinh sống tại xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội. Thư gửi đi với hy vọng rất mong manh. Nhưng thật bất ngờ, chưa đầy hai ngày sau, CCB Ninh Công Khoát nhận được cuộc điện thoại gọi đến khiến ông vỡ òa sung sướng. Từ đây, câu chuyện xúc động về nghĩa tình quân dân và tấm lòng của những người mẹ miền Bắc dần được hé lộ...
Năm 1967, Trung đoàn 275 nhận nhiệm vụ triển khai trận địa tên lửa phòng không ở địa bàn xã Hoàng An để bảo vệ sân bay Kép và thị trấn Thắng. Nhóm 3 chiến sĩ gồm: Trần Đức Cánh (quê ở huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh), Dương Văn Vận (quê ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) và Ninh Công Khoát (quê ở huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định) được phân công ở nhà mẹ Nguyễn Thị Hòa (phong tục địa phương thường gọi theo tên con gái lớn, nên mẹ còn có tên là Khước). Mẹ Khước có 5 người con. 4 người con gái đều đã lập gia đình, con trai út là Nguyễn Văn Tâm, sinh năm 1945, đang học ở Trung Quốc. Bởi vậy, khi có bộ đội về ở trong nhà, mẹ Khước rất vui và quý mến các anh, nhất là Ninh Công Khoát. Thấy Khoát gần ba mươi tuổi mà chưa lập gia đình, mẹ nhiều lần nhắc, ướm hỏi những cô gái vừa ý trong làng cho anh. Biết mẹ Khước lo cho mình đã lớn tuổi mà cứ mải công tác sẽ lỡ dở việc thành gia thất, Ninh Công Khoát đành kể rõ để mẹ Khước hiểu. Ở quê nhà anh chỉ có một mình mẹ già, lại bị bệnh thiên đầu thống nên mắt kém, hầu như không nhìn thấy gì. Khoát mong muốn hoàn thành nhiệm vụ với đất nước rồi về cưới một cô gái cùng quê để tiện ở bên chăm sóc mẹ. “Sau khi nghe tôi giãi bày, mẹ Khước không phật ý mà càng thương tôi hơn. Mới ở bên gia đình mẹ một thời gian ngắn mà chúng tôi đã gần gũi, thân thương như người một nhà”, CCB Ninh Công Khoát kể.
Ở nhà mẹ Khước đến tuần thứ ba, đơn vị có lệnh chuyển quân vào Quân khu 4. Chính trong những ngày chuẩn bị chia tay, gia đình mẹ Khước đã dành cho Khoát ân tình đặc biệt.
Số là sau khi nhận quyết định cơ động lực lượng vào chiến trường, Trung đoàn 275 cho phép những đồng chí có gia đình ở các tỉnh cách Hà Nội trong phạm vi 100 cây số, được nghỉ tranh thủ 3 ngày. Ninh Công Khoát cũng nằm trong diện được nghỉ đợt này. Tuy nhiên, thời điểm đó rất khó khăn để đón được chuyến xe về quê, anh phải chờ đến sáng hôm sau. Như vậy đã mất gần nửa số ngày phép. CCB Ninh Công Khoát nhớ lại: “Chiều tối hôm đó, thấy tôi tần ngần, mẹ Khước hỏi lý do. Nghe tôi thưa rõ sự tình, mẹ Khước nhắc: “Con cứ chuẩn bị sẵn sàng, sẽ có xe đạp cho con về thăm mẹ!” rồi đi ra khỏi nhà”.
Nghe mẹ Khước quả quyết như vậy, Ninh Công Khoát bán tín bán nghi. Quả thật lúc sau, mẹ Khước cùng con gái thứ tư tên là Nguyễn Thị Mai, bấy giờ đang là Trạm trưởng Trạm y tế xã Hoàng An dắt theo chiếc xe đạp Thống Nhất còn mới, chưa kịp lắp biển số. Ninh Công Khoát biết đây là chiếc xe mà chị Mai vừa được mua theo tiêu chuẩn để tiện đi đến các thôn trong xã khám, chữa bệnh nên chần chừ không dám nhận. Mẹ Khước nói ngay: “Con ạ, mẹ con ở Nam Định còn vất vả hơn mẹ ở trên này nhiều! Em Tâm đi học tận mãi Trung Quốc, song ở quê nhà, mẹ đã có các chị chăm lo. Con tranh thủ về với mẹ con đi, chứ mai này đơn vị chuyển vào tận trong kia, bao giờ con mới được về thăm nhà. Con người là vốn quý, người còn là xe còn, thậm chí nếu trên đường đi, chẳng may xe bị hỏng cũng không sao. Em Mai đã đem về giao cho con, con lên đường ngay tối nay đi!”.
Và tối hôm ấy, chia tay mẹ Khước trong niềm xúc động khôn tả, sau hơn 3 tiếng đạp xe từ Hà Bắc (trước đây), Ninh Công Khoát đã về đến ga Hà Nội để kịp lên chuyến tàu hỏa xuống ở ga Cát Đằng, cách nhà anh gần 3 cây số về gặp mẹ trước khi cùng đơn vị hành quân vào nơi hòn tên mũi đạn chưa biết ngày trở về...
Hành trình tri ân và niềm vui hội ngộ
Cuộc chiến đã đưa chiến sĩ tên lửa Ninh Công Khoát đi qua biết bao trận đánh lớn nhỏ trên chiến trường ác liệt. Cho đến sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất, Ninh Công Khoát trở về thì người mẹ thân thương ở quê nhà đã không còn. May mắn năm ấy nhờ mẹ Khước và chị Mai, ông đã có hơn một ngày ở bên mẹ!
Và dù những năm sau này, giữa bộn bề công việc, ông chưa một ngày quên ân tình của bà mẹ Hà Bắc năm nào. Do không nhớ địa chỉ cụ thể của gia đình mẹ Khước nên nhiều lần gửi thư tìm kiếm, CCB Ninh Công Khoát chỉ biết lấy địa chỉ người nhận là bà Nguyễn Thị Mai, Trạm trưởng Trạm y tế xã Hoàng An. Song biết bao lần thư đi mà không thấy thư lại, để người CCB già luôn đau đáu ước vọng kiếm tìm.
Viết lá thư lần này khi vừa bước sang tuổi 80, CCB Ninh Công Khoát xác định “sẽ là lần cuối cùng, nếu không được âu cũng là lực bất tòng tâm”. Và ông trời đã không phụ lòng người có tình. Lá thư đã đến tay người nhận: Anh Nguyễn Thành Trung, Chủ tịch UBND xã, cháu nội của mẹ Khước. “Khi cán bộ văn thư gặp tôi xin ý kiến về việc nhận được một lá thư gửi đồng thời cho cả ủy ban và đảng ủy xã, tôi đồng ý để đồng chí ấy mở thư ra xem rồi báo cáo nội dung để có hướng chuyển đến các cơ quan theo đúng chức năng nhiệm vụ. Không ngờ nội dung thư lại nhắc đến bà nội và bác tôi”, anh Trung cho biết.
Lá thư với những tâm sự chân tình, mộc mạc của người CCB khiến người đọc không nén nổi xúc động. Anh Trung đã gọi ngay vào số điện thoại của người gửi được ghi ở cuối thư. Với bản tính cẩn thận, lại nghi ngại sao thư mới gửi đi chưa đầy hai ngày đã có người nhận phản hồi rồi, CCB Ninh Công Khoát hỏi đi hỏi lại anh Trung về những người thân trong gia đình. Mỗi cái tên được nhắc đến, như chị Mậm, chị Mận, em Tâm... đều đúng như trong trí nhớ của ông. Rồi “sơ đồ” về nhà anh Trung, về Trạm y tế xã Hoàng An được hai bên "vẽ" lại trùng khớp... Chắc chắn đã tìm được đúng người, CCB Ninh Công Khoát vội báo ngay cho các con vì họ đều đã được ông chia sẻ tâm nguyện từ nhiều năm nay và lên kế hoạch ngày gần nhất về xã Hoàng An. Anh Trung cũng nhanh chóng thông tin cho gia đình về CCB Ninh Công Khoát và câu chuyện ông kể. Bà Nguyễn Thị Mai, chủ nhân của chiếc xe đạp giờ đây cũng đã ở tuổi 80 xác thực sự việc. Bà kể: “Nghĩ cũng kỳ lạ. Mới mua xe chưa đầy tuần lễ, tôi nâng niu giữ gìn như báu vật, đi về cái là lau chùi, chằng buộc treo lên tường. Ấy vậy mà nghe mẹ bảo cho bộ đội Khoát mượn để đi về thăm mẹ anh ở quê trước khi vào chiến trường, tôi không nghĩ gì mà mang xe về luôn như một điều hiển nhiên. Hết phép, anh Khoát đến trao trả xe ở trạm xá rồi vào chiến trường. Mẹ con tôi cũng không ai nhắc lại việc này”.
Điều “kỳ lạ và hiển nhiên” mà bà Mai nói, chính là tình cảm quân dân đã được mỗi người Việt Nam bồi đắp từ bao đời nay. Hôm ấy, cùng các con tìm về thôn An Cập, xã Hoàng An, miền quê đã khoác màu áo mới theo sự phát triển của đất nước, nhưng nét quen thuộc dần hiện về trong ký ức của CCB Ninh Công Khoát. Đây rồi, nhà mẹ Khước! Chị Nguyễn Thị Mậm, Nguyễn Thị Mai, em Nguyễn Văn Tâm đón người lính năm xưa trở về trong vòng tay ấm áp... Tất cả tuổi đều đã cao, chuyện nhớ chuyện quên, nhưng tình cảm vẫn nồng đậm như ngày xưa bộ đội về làng. Thật tình cờ, cuộc hội ngộ đặc biệt này lại diễn ra đúng dịp xã Hoàng An tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, có sự chứng kiến của bà con và cả đại diện chính quyền xã Hoàng An. Ông Bùi Văn Liêm, Bí thư Đảng ủy xã Hoàng An nói: "Chúng tôi rất tự hào về truyền thống của quê hương, dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào vẫn phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, quân với dân một lòng. Câu chuyện xung quanh cuộc hội ngộ mà chúng tôi và các bạn được chứng kiến hôm nay chính là minh chứng sống động!". Còn với riêng CCB Ninh Công Khoát, ông thấy lòng mình thanh thản, nhẹ nhàng khi nỗi niềm ấp ủ mấy chục năm nay đã trở thành hiện thực. Trước khi chia tay, CCB Ninh Công Khoát không khỏi chộn rộn và chờ mong Xuân mới Tân Sửu đến thật nhanh để ông được thực hiện lời hẹn sẽ đón những người con quê hương Hiệp Hòa về thăm gia đình mình ở Hà Nội!
THÔNG tư số 31/2017 ngày 18/12/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông, định nghĩa: Tư vấn tâm lý cho học sinh là sự hỗ trợ tâm lý, giúp học sinh nâng cao hiểu biết về bản thân, hoàn cảnh gia đình, mối quan hệ xã hội, từ đó tăng cảm xúc tích cực, tự đưa ra quyết định trong tình huống khó khăn học sinh gặp phải khi đang học tại nhà trường. Đồng thời nêu rõ, mục đích của công tác tư vấn tâm lý cho học sinh là, phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp (khi cần thiết) đối với học sinh đang gặp phải khó khăn về tâm lý trong học tập và cuộc sống để tìm hướng giải quyết phù hợp, giảm tác động tiêu cực có thể xảy ra; góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo lực học đường; hỗ trợ học sinh rèn luyện kỹ năng sống; tăng cường ý chí, niềm tin, bản lĩnh, thái độ ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ xã hội; rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần, góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách học sinh.
Theo các chuyên gia, công tác xã hội trường học còn giúp các bậc phụ huynh hỗ trợ và tham gia một cách có hiệu quả vào hoạt động giáo dục con cái; hiểu được những nhu cầu phát triển và giáo dục của trẻ; tiếp cận các nguồn lực của trường học và cộng đồng; hiểu các dịch vụ giáo dục đặc biệt; tăng cường kỹ năng làm cha mẹ; và giúp các thầy cô giáo giảm căng thẳng áp lực trong công việc, thúc đẩy công tác phối hợp với phụ huynh học sinh tiến hành hiệu quả công tác giáo dục, nhất là với các em cần sự giáo dục đặc biệt, đồng thời hiểu hơn về gia đình học sinh và những yếu tố văn hóa và cộng đồng ảnh hưởng đến học sinh.
Tiếp sau Thông tư 31, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 33/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 về hướng dẫn công tác xã hội trong trường học, đồng thời ngành giáo dục cũng triển khai nhiều chương trình, hội nghị, hội thảo, tập huấn nhân viên công tác xã hội, bước đầu thời gian qua đã đạt được một số kết quả tích cực. Ngành giáo dục tăng cường phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Đồng đội Trung ương, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam như: Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Good Neighbors International (GNI), Room to Read (RtR),… để thực hiện các hoạt động phát triển công tác xã hội và tư vấn tâm lý trong trường học, chú trọng tư vấn, trợ giúp nhóm học sinh yếm thế.
Sau thời gian cả nước chống chọi với đại dịch Covid-19, dịp cuối năm 2022, ngành giáo dục tổ chức Hội thảo Giải pháp triển khai hiệu quả dịch vụ công tác xã hội và tư vấn tâm lý tại các cơ sở giáo dục, với mục đích tham vấn các chuyên gia cho ý kiến về báo cáo khảo sát đánh giá kết quả thực hiện hoạt động công tác xã hội và tư vấn tâm lý học đường tại 13 tỉnh, thành phố; trao đổi kinh nghiệm của các địa phương về thực trạng triển khai hoạt động công tác xã hội và hoạt động tư vấn tâm lý tại các cơ sở giáo dục hiện nay; trao đổi chuyên gia về các quan điểm khoa học của hoạt động công tác xã hội và hoạt động tư vấn tâm lý tại các cơ sở giáo dục; thảo luận, bàn giải pháp sửa đổi, bổ sung hai Thông tư số 31 và 33. Gần đây nhất, đầu tháng 6/2023, Bộ tổ chức thành công Tập huấn sử dụng tài liệu và bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho cán bộ, giáo viên, nhân viên triển khai tư vấn tâm lý trong các cơ sở giáo dục. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến thực trạng, nguyên nhân, động cơ tâm lý của học sinh có nguy cơ, suy nghĩ, hành vi tự gây tổn thương và tự tử; thực hành sơ cứu tâm lý và các hoạt động phòng ngừa.
Tuy bước đầu còn rất khó khăn, nhiều đơn vị, cơ sở giáo dục đã chủ động khắc phục, mở phòng tư vấn trong trường, thiết lập hệ thống tiếp nhận thông tin của trường như hòm thư góp ý, đường dây nóng (Tổng đài điện thoại Quốc gia bảo vệ trẻ em theo số 111) cùng các hình thức sử dụng công nghệ thông tin như thông qua website của sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo, các trường để tiếp nhận các vụ việc có nguy cơ gây tổn hại đến người học.
VỀ nhân lực, theo báo cáo gần đây của 53 Sở Giáo dục và Đào tạo trên cả nước, hiện có 35/53 địa phương (chiếm 66%) phân công giáo viên, nhân viên làm đầu mối tham mưu triển khai công tác xã hội tại các đơn vị trường học; có 28/53 địa phương (chiếm 52%) đã xây dựng và thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên, nhân viên thực hiện công tác xã hội và tư vấn tâm lý trong trường học, cụ thể là giảm tiết dạy cho giáo viên kiêm nhiệm. Một số sở đã yêu cầu các cơ sở giáo dục triển khai thực hiện và bảo đảm chế độ chính sách đặc thù.
Bên cạnh đó, theo lãnh đạo ngành giáo dục, trong quá trình thực hiện vẫn còn không ít những hạn chế cần khắc phục, nhất là một số khó khăn về nhân lực. Cụ thể, Thông tư 33 mặc dù đã được triển khai tại các địa phương song kết quả từ công tác này vẫn chưa thật sự đi vào chiều sâu do không có biên chế cho nhân viên công tác xã hội ở các nhà trường, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ, ban, ngành, một số cán bộ quản lý các đơn vị trường học chưa nhận thức đúng vai trò quan trọng của công tác xã hội trường học, ngay cả tài liệu, sổ tay hướng dẫn còn thiếu. Hiện chỉ có 75% số Sở Giáo dục và Đào tạo (40/53) có văn bản hướng dẫn các cơ sở giáo n tâm lý, thực hiện quy định về giảm tiết dạy cho giáo viên kiêm nhiệm theo Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT.
Thời gian qua, điều đáng mừng, công tác tư vấn tâm lý được triển khai cả ở trường công và trường tư với việc thành lập các nhóm hỗ trợ tâm lý cho học sinh. Hoạt động hỗ trợ tâm lý học học sinh còn được đưa vào các tiết ngoại khóa, tiết chuyên đề đan xen vào cuối tuần để giáo viên chủ nhiệm nắm bắt tâm lý của học sinh lớp mình đảm nhiệm. Bên cạnh đó, hằng năm các trường đều tổ chức các buổi sinh hoạt chung, các buổi sinh hoạt dưới cờ diễn ra với quy mô toàn trường hoặc tổ chức riêng theo từng khối nhằm cung cấp kiến thức, phòng ngừa các vấn đề rối nhiễu tâm lý đối với học sinh. Những công tác trên khiến nhận thức của học sinh, phụ huynh và cộng đồng ngày càng được nâng lên. Việc nhận diện những khó khăn, bước đầu tìm phương án giải quyết không còn là thách thức.
Tuy nhiên, ghi nhận từ thực tế, thực trạng triển khai công tác xã hội, tư vấn tâm lý tại các cơ sở giáo dục còn thiếu sự đồng bộ, kết quả phụ thuộc nhiều vào đặc điểm, điều kiện, khả năng của mỗi trường, cả về nhân lực và cơ sở vật chất, dẫn tới hiệu quả chưa như mong đợi, nhất là sự trông đợi của chính các học sinh.