Ngành Dược luôn là ngành nghề không bao giờ hết “hot” trong những năm qua với số lượng người đăng ký xét tuyển lớn trong mỗi mùa tuyển sinh. Cũng bởi vậy mà ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào tại các trường Đại học Y Dược rất cao. Vì thế mà đã có rất nhiều thí sinh thay vì đăng ký vào Đại học Dược thì việc chọn Cao đẳng Dược để theo học sẽ lý tưởng hơn. Vậy Dược sĩ Cao đẳng ra trường làm gì thì không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc này.
Ngành Dược luôn là ngành nghề không bao giờ hết “hot” trong những năm qua với số lượng người đăng ký xét tuyển lớn trong mỗi mùa tuyển sinh. Cũng bởi vậy mà ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào tại các trường Đại học Y Dược rất cao. Vì thế mà đã có rất nhiều thí sinh thay vì đăng ký vào Đại học Dược thì việc chọn Cao đẳng Dược để theo học sẽ lý tưởng hơn. Vậy Dược sĩ Cao đẳng ra trường làm gì thì không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc này.
Nếu có trình độ học vấn và năng lực tốt thì Dược sĩ hoàn toàn có thể ứng tuyển vào vị trí Giảng viên Dược. Chỉ cần có thêm một tấm chứng chỉ nghiệp vụ Sư phạm thì người làm hoàn toàn có cơ hội đứng lớp và chia sẻ kiến thức cho sinh viên. Cơ hội việc làm ở vị trí này cũng tương đối lớn vì hầu hết các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp đều tuyển dụng chức vụ này.
Để được làm việc tại các Viện kiểm nghiệm Trung ương, Trung tâm kiểm nghiệm tỉnh hoặc phòng kiểm nghiệm ở xí nghiệp, công ty trên toàn quốc, Dược sĩ cần có năng lực chuyên môn cao. Không những thế những nơi làm việc này còn đòi hỏi người làm cần phải làm việc chuẩn xác, tỉ mỉ và theo một quy trình tiêu chuẩn. Như vậy để có cơ hội trúng tuyển vào những đơn vị này, người Dược sĩ cần phải rèn luyện cả về kiến thức lẫn tác phong trong công việc.
Dù tốt nghiệp ngành Dược hệ Cao đẳng hay Đại học thì sinh viên vẫn có thể đảm nhận các công việc sau:
Tuỳ thuộc vào bằng cấp, chất lượng đào tạo và năng lực bản thân mà Dược sĩ có thể làm việc ở những vị trí khác nhau. Cụ thể:
Tính chất công việc ở lĩnh vực này là người làm sẽ chịu trách nhiệm quản lý sự vận hành của cả hệ thống ngành Dược nước ta. Dược sĩ đảm nhiệm công việc này không những cần có kiến thức chuyên môn vững vàng mà còn phải rèn luyện thêm nhiều kỹ năng mềm đặc trưng như kỹ năng quản lý, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống…
Vị trí làm việc có thể ở tuyến Trung ương như Cục quản lý Dược và Vụ khoa học – Đào tạo,… của Bộ Y tế hoặc tuyến địa phương như: Phòng quản lý ngành nghề Y Dược tư nhân, trung tâm Y tế cấp quận huyện, xã, phường hoặc Phòng nghiệp vụ Dược,..
Đối với những người làm việc tại bệnh viện thuộc nhà nước sẽ được chi trả theo quy định bảng lương của nhà nước là 1.300.000 đồng/tháng và nhân với hệ số lương hiện hưởng. Nếu đã tốt nghiệp hệ Đại học Dược thì sẽ được hưởng hệ số lương 2,36. Theo đó, công thức tính lương cụ thể như sau: (1.300.000 đồng/tháng x 2,36) + tiền ưu đãi ngành (40% lương) + phụ cấp dược sĩ bệnh viện + thưởng đạt doanh số (đối với những dược sĩ làm việc tại nhà thuốc). Ngoài ra, mức thu nhập của Dược sĩ bệnh viện sẽ được tăng dần theo thâm niên làm việc và được hưởng các chế độ theo quy định của nhà nước.
Bên cạnh đó, sinh viên mới tốt nghiệp ngành Dược sẽ có mức thu nhập dao động trong khoảng 4 – 7 triệu/tháng với chế độ đãi ngộ tăng theo năng lực bản thân. Mặc dù, đây không phải là con số hấp dẫn nhưng so với nhiều ngành nghề khác đây cũng được xem là một mức lương tương đối mà hầu hết người không có kinh nghiệm đều nhận được. Đây cũng là một trong những lý do mà người học ngành này sẽ có xu hướng học tiếp lên Thạc sĩ để nâng cao giá trị bằng cấp cũng như kiến thức, kỹ năng chuyên môn. Từ đó Dược sĩ sẽ có được cơ hội thăng tiến với có mức thu nhập tốt hơn.
Sau khi có kinh nghiệm, mức thu nhập của Dược sĩ sẽ tăng lên đáng kể từ 10 – 15 triệu. Thậm chí con số này sẽ tăng cao nếu Dược sĩ có điều kiện kinh tế ổn định và tự kinh doanh hiệu thuốc và dược phẩm. Những trường hợp này nếu có thêm kiến thức kinh tế tốt mức thu nhập hàng tháng của họ có thể lên đến 30 hay 40 triệu đồng.
Dược sĩ không chỉ có thể bán thuốc tại các quầy thuốc, nhà thuốc như nhiều người nghĩ mà còn có thể làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu điển hình như Viện Dược liệu, Viện kiểm nghiệm, Viện dịch tễ, Y học cổ truyền hoặc thậm chí là những Trường đào tạo Y Dược…
Ở mỗi một ngành nghề thì người lao động sẽ có những nhiệm vụ đặc trưng khác nhau. Đối với các Dược sĩ cũng vậy, tùy thuộc vào vị trí họ đang đảm nhận thì họ sẽ làm những việc hằng ngày như sau:
Việc trở thành Dược sĩ Đại học không hề dễ dàng với nhiều người. Thay vào đó, chọn học Cao đẳng Dược được xem là phương án an toàn và hợp lý ở thời điểm hiện nay. Nếu vẫn còn đang phân vân về địa chỉ đào tạo đảm bảo uy tín, chất lượng nhất, thí sinh có thể tham khảo Trường Cao đẳng Y Hà Nội. Đây là Trường Y Dược uy tín tại Việt Nam có chất lượng sinh viên tốt nghiệp được đánh giá cao.
Trường tuyển sinh Cao đẳng Dược hệ chính quy dành cho tất cả thí sinh đã tốt nghiệp THPT. Thông tin chi tiết được cập nhật trên Website chính thức tại đường link sau:
Việc lưu thông Dược phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc đưa sản phẩm từ khâu sản xuất đến tay người tiêu dùng. Những người làm ở vị trí này thường là những đối tượng tốt nghiệp ngành Dược làm công việc phân phối thuốc mà người người ta hay gọi là Trình Dược viên. Là người làm tại các Tổng công ty Dược phẩm Việt Nam hoặc Công ty TNHH, Công ty tư nhân về sản phẩm Dược, nhà thuốc, hiệu thuốc…
Mức lương cho công việc này thường rất cao. Tại các công ty, doanh nghiệp Dược bên cạnh lương cứng còn nhận được khoản thưởng khi vượt doanh số.
Đây là công việc rất tiềm năng được phần lớn Dược sĩ Cao đẳng, Đại học lựa chọn sau khi ra trường. Công việc này đòi hỏi sự tỉ mỉ, chăm chỉ và kiến thức chuyên ngành tốt. Ngoài lựa chọn làm việc ở những doanh nghiệp nhà nước, chúng ta còn có cơ hội làm việc tại công ty dược phẩm tư nhân hay hấp dẫn hơn là doanh nghiệp dược phẩm nước ngoài với mức lương đáng mơ ước.