Vị trí địa lý: Nhật Bản gồm 4 đảo chính (Honshu, Hokkaido, Kyushin, Shikoku) và nhiều đảo nhỏ chạy dọc theo bờ biển phía Đông Bắc Á. Diện tích 377.835 km2 .
Vị trí địa lý: Nhật Bản gồm 4 đảo chính (Honshu, Hokkaido, Kyushin, Shikoku) và nhiều đảo nhỏ chạy dọc theo bờ biển phía Đông Bắc Á. Diện tích 377.835 km2 .
Hai đạo luật cơ bản điều chỉnh vấn đề nhập cư và cư trú của người nước ngoài là Luật Kiểm soát nhập cư và người tị nạn năm 1951 và Luật Đăng ký người nước ngoài năm 1952. Theo quy định thì người nước ngoài được phép vào Nhật Bản theo một trong 27 hình thức sau: nhà ngoại giao, người được bổ nhiệm làm việc ở các cơ quan và tổ chức nước ngoài tại Nhật Bản, giảng viên, nghệ sĩ, người hoạt động tôn giáo, nhà truyền giáo và tu hành, nhà báo, nhà quản lý đầu tư/thương mại, nhà tư vấn pháp luật, bác sĩ, nhà nghiên cứu, huấn luyện viên, kỹ sư, các chuyên gia trong lĩnh vực nhân đạo/quốc tế, người được chuyển nhượng công ty trong nước, chiêu đãi viên, sinh viên, người học dự bị đại học, tu nghiệp sinh, người được bổ nhiệm thay thế, người được định cư, vợ (chồng) hoặc con là người Nhật Bản, vợ (chồng) hoặc con của người được cư trú thường xuyên, lâu dài tại Nhật Bản.
Khi quá thời gian cho phép lưu trú tại Nhật, trong trường hợp bản thân, hay những người có cương vị công tác muốn tiếp tục hoạt động, cho đến ngày hết hạn phải làm đơn gia hạn lưu trú và phải được sự chấp thuận của Bộ Trưởng Tư pháp Nhật.
Đối với tu nghiệp sinh hay còn gọi là xuất khẩu lao động Nhật Bản Độ tuổi từ 20 đến 40; có đủ sức khoẻ, đủ năng lực hành vi đáp ứng được yêu cầu tu nghiệp ở xí nghiệp tiếp nhận, được xác nhận cơ quan y tế của nước phái cử xác nhận, đảm bảo trong thời gian tu nghiệp không phải điều trị bệnh về răng.
Học vấn và các tiêu chuẩn khác: tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc cao hơn; phải tu nghiệp công việc ở trình độ công nghệ cao, không có được ở nước phái cử; phải là người chưa từng đi tu nghiệp ở Nhật Bản; trong thời gian tu nghiệp không được mang theo thành viên gia đình; phải là người không thuộc đối tượng cấm nhập cư vào Nhật Bản theo quy định của Bộ Tư pháp Nhật Bản.
Đối với tổ chức tiếp nhận: Một công ty tiếp nhận có thể nhận được một số lượng tu nghiệp sinh tuỳ thuộc vào tính chất của công ty, vào số lao động làm việc thường xuyên tại công ty, xí nghiệp tiếp nhận, đó có thể là công ty liên doanh, công ty có vốn đầu tư của nước ngoài, công ty có quan hệ kinh doanh với bên nước ngoài, hoặc là công ty của các hiệp hội doanh nghiệp, của phòng thương mại và công nghiệp, của hợp tác xã.
Công ty tiếp nhận thông qua chương trình hợp tác của cơ quan chính phủ, các tổ chức được Chính phủ cho phép. Thông thường các công ty này phải có ít nhất từ 20 lao động trở lên mới được nhận tu nghiệp sinh nước ngoài. Hình thức tiếp nhận:
– Chương trình tu nghiệp do công ty thực hiện trực tiếp: là các công ty nói chung nhận tu nghiệp sinh là người làm việc ở ngân hàng trung ương, tổ chức quốc tế; công ty “mẹ” nhận tu nghiệp sinh là người làm trong công ty liên doanh, công ty “con” ở nước ngoài;
– Chương trình tu nghiệp do công ty thực hiện qua trung gian: là các công ty hội viên của phòng thương mại và công nghiệp, hiệp hội các xí nghiệp nhỏ, hợp tác xã.
– Chương trình tu nghiệp được thực hiện với sự giới thiệu của Cơ quan Hợp tác tu nghiệp quốc tế Nhật Bản (gọi tắt là JITCO): JITCO là một tổ chức phi chính phủ không trực tiếp nhận tu nghiệp sinh mà thực hiện hoạt động như trao đổi thông tin với cơ quan chính phủ các nước có nhu cầu đào tạo lao động tại Nhật Bản và cung cấp các thông tin này cho các doanh nghiệp/ tổ chức tiếp nhận của Nhật Bản; chỉ dẫn và giúp đỡ các thủ tục nhập cảnh và lưu trú tại Nhật Bản cho tu nghiệp sinh; giới thiệu kế hoạch tuyển sinh cho các khoá đào tạo, cung cấp thông tin liên quan, đánh giá kết quả và thái độ học tập của tu nghiệp sinh; thay mặt các tổ chức nhận tu nghiệp sinh để lo thủ tục quản lý xuất nhập cảnh liên quan đến việc nhập cảnh của tu nghiệp sinh, gia hạn thời gian lưu trú hoặc đổi tư cách lưu trú sang tư cách thực tập sinh…
– Các trường hợp khác.
Mục đích của chương trình này là mở rộng việc đào tạo tại Nhật Bản nhằm nâng cao tay nghề bằng cách tạo cơ hội cho tu nghiệp sinh đã hoàn thành khoá tu nghiệp thông thường có cơ hội để rút kinh nghiệm thực tế. Các tu nghiệp sinh có thể thực tập tay nghề tại cùng một doanh nghiệp mà họ đã kết thúc chương trình tu nghiệp trước đó. Điều kiện được thực tập là đã có thu hoạch tốt trong tu nghiệp, sinh hoạt trong suốt thời gian ở Nhật Bản và đã đạt được một trình độ tay nghề nhất định. Lúc này, tư cách lưu trú sẽ được đổi từ “tu nghiệp sinh” sang tư cách “ Thực tập sinh kỹ thuật”. Thời gian thực tập kỹ thuật không được kéo dài hơn 1,5 lần thời gian tu nghiệp. Tổng thời gian tu nghiệp và thời gian thực tập tổng cộng không được quá 2 năm. Tuy nhiên, trong một số ngành nghề đặc biệt, thời gian này có thể kéo dài đến 3 năm, sẽ dài hơn chương trình đi kỹ thuật viên Nhật Bản.
Đạo luật Việc làm được áp dụng cho cả người Nhật Bản và người nước ngoài tại Nhật Bản. Theo Điều 3 Luật Tiêu chuẩn lao động quy định thì người sử dụng lao động không được phép phân biệt đối xử về lương, giờ làm việc hoặc các điều kiện làm việc khác vì lý do quốc tịch của người lao động. Luật tiêu chuẩn lao động không chỉ áp dụng đối với các lao động nước ngoài hợp pháp. Riêng Luật Kiểm soát nhập cư và người tị nạn được áp dụng đối với cả lao động nước ngoài bất hợp pháp.
Hợp đồng lao động ký giữa người sử dụng lao động và người lao động, phải được nêu rõ mức lương, giờ làm việc và các điều kiện khác đối với người lao động. Tuy nhiên, đôi khi người sử dụng lao động không chỉ rõ những điều trên cho lao động nước ngoài. Khi các quy định trong hợp đồng khác hẳn so với thực tế, người lao động có thể chấm dứt hợp đồng lao động và người sử dụng lao động phải chịu các chi phí đi lại cần thiết cho người nước ngoài trở về nước trong vòng 14 ngày do việc huỷ bỏ hợp đồng.
Cấm không được sa thải người lao động trong thời gian dưỡng bệnh hoặc bị tai nạn trong lúc làm việc hay vì những bệnh đặc biệt phải kéo dài thời gian nằm viện (Điều 19 Luật Tiêu chuẩn lao động).
Trong trường hợp sa thải, cần phải thông báo cho đương sự ít nhất là 30 ngày trước đó. Nếu không thông báo trước 30 ngày, phía chủ nhân phải trả cho người lao động phần tiền trợ cấp sa thải theo lương bình quân cho đến 30 ngày. Tuy nhiên, điều này sẽ không áp dụng khi phải sa thải vì lý do như thiên tai hoặc bất khả kháng mà công ty (xí nghiệp) không thể tiếp tục công việc hoặc sa thải do lỗi thuộc về người lao động được “Giám đốc Sở Giám sát Lao động” công nhận. “Thông báo sa thải” sẽ không áp dụng với những trường hợp như ăn lương ngày, hợp đồng trong vòng 2 tháng, hợp đồng theo mùa trong vòng 4 tháng, đang học nghề (Điều 20,21 luật Tiêu chuẩn lao động).
Trường hợp muốn người lao động làm quá giờ theo luật qui định hoặc làm thêm vào những ngày nghỉ cần phải có sự thoả thuận giữa Chủ và Thợ. (Điều 36 luật Tiêu chuẩn lao động).
Trường hợp làm quá giờ theo luật định, phía chủ phải trả thêm cho người lao động mức lương giờ tối thiểu là 25% cho các ngày làm việc trong tuần và với những ngày nghỉ phải trả thêm tối thiểu là 35%.
Làm việc ban đêm (từ 10 giờ tối đến 5 giờ sáng), phải trả thêm tối thiểu từ 25% so với mức lương trong giờ (Điều 37 luật Tiêu chuẩn lao động).