Theo Quyết định số 1386/QĐ-TTg ngày 15.11.2024 của Thủ tướng Chính phủ, quyết định chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành "Đại học Kinh tế Quốc dân".
Theo Quyết định số 1386/QĐ-TTg ngày 15.11.2024 của Thủ tướng Chính phủ, quyết định chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành "Đại học Kinh tế Quốc dân".
Bên trên là các thông tin về đại học Kinh tế quốc dân - NEU mà Edunet muốn chia sẻ tới bạn. Nếu bạn yêu thích NEU hãy đăng ký các chuyên ngành đào tạo tại NEU nhé!
Dưới đây Edunet có một phần quà dành tặng riêng cho bạn > ĐỪNG BỎ LỠ NHÉ!
Eudunet với sứ mệnh mang đến các nguồn thông tin trực tuyến hữu ích cho các sinh viên tương lai. Cung cấp các thông tin liên quan đế các khóa học một cách tốt nhất, cho phép học sinh, sinh viên học những gì họ muốn, theo cách họ muốn và theo cách họ có thể đăng ký dễ dàng nhất.
[QUÀ TẶNG] Link ứng tuyển và nhận học bổng của NEU từ Edunet: TẠI ĐÂY
Thông tin về các trường đại học cao đẳng khác: TẠI ĐÂY
Edunet có rất nhiều chương trình học bổng dành tặng riêng cho các bạn. Hãy tiếp tục đón đọc và ứng tuyển các khóa học của các trường đại học tại Edunet các bạn nhé!
Tại Việt Nam, có 2 trường đại học lớn thường xuyên được dư luận đặt lên bàn cân để so sánh. Đó là Đại học Ngoại thương (FTU) và Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU). Đây đều là những trường trọng điểm quốc gia, trường đầu ngành trong khối các trường đào tạo về Kinh tế, Quản lý và Quản trị kinh doanh ở Việt Nam.
Tất nhiên, để thi đỗ vào trường thì thí sinh phải có năng lực học tập thật sự xuất sắc. Với những ngành hot, thí sinh thậm chí phải đạt 10 điểm/môn mới chắc suất nhập học. Trong mùa tuyển sinh 2021, cả FTU và NEU đều chưa công bố mức điểm chuẩn theo phương thức xét tuyển điểm thi Tốt nghiệp THPT mà mới có điểm sàn.
Cụ thể, điểm sàn nộp hồ sơ xét tuyển đại học chính quy năm 2021 của Đại học Kinh tế Quốc dân là 20 điểm. Còn điểm sàn cho tất cả các khối thi tại trụ sở chính Hà Nội và cơ sở 2 tại TP. HCM của Đại học Ngoại thương là 23,8 điểm. Trong khi đó, cơ sở Quảng Ninh có điểm sàn là 20. Tuy nhiên tính đến thời điểm hiện tại, nhiều sĩ tử đã biết mình đỗ hai ngôi trường danh tiếng này nhờ vào các phương thức xét tuyển khác.
Đỗ được vào 1 trường đã khó, vậy trong trường hợp thí sinh xuất sắc đỗ cả 2 trường thì sẽ thế nào? Đại học Ngoại thương hay Đại học Kinh tế Quốc dân? Nên chọn trường nào khi cả hai đều thuộc top đầu về chất lượng đào tạo? Các so sánh dựa theo các tiêu chí cơ sở vật chất, chất lượng đào tạo, học phí, cơ hội việc làm và mức lương ra trường,... dưới đây sẽ giúp thí sinh có cái nhìn đúng đắn nhất.
- Địa chỉ: 207 Giải Phóng, Đồng Tâm, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
NEU có cơ sở vật chất, hạ tầng hết sức khang trang và hiện đại. Nói đến NEU, người ta thường nghĩ đến ngay "Tòa nhà thế kỷ" như một biểu tượng gắn liền với ngôi trường danh tiếng này. Tòa nhà được xây dựng theo lối kiến trúc Pháp, được đưa vào sử dụng từ khóa 2017-2018, có 10 tầng với 147 phòng chức năng bao gồm phòng học, phòng bảo vệ luận văn tiến sĩ, thạc sĩ, phòng học nhóm… cùng 6 thang máy. Các phòng học, thư viện của trường đều rất xịn.
Tòa nhà thế kỷ của Đại học Kinh tế Quốc dân.
Học phí hệ chính quy chương trình chuẩn năm học 2021-2022 theo ngành học từ 15 đến 20 triệu đồng, tăng khoảng một triệu. Học phí với các chương trình đặc thù từ 40 đến 60 triệu đồng. Trường tăng học phí không quá 10% hàng năm và không quá trần theo Nghị định 86/2015.
NEU đào tạo rất nhiều ngành, điển hình như: Kinh tế Quốc tế, Kế toán, Marketing, Thương mại điện tử, Kinh doanh thương mại, Quản trị kinh doanh, Tài chính – Ngân hàng, Quản trị nhân lực, Luật, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Công nghệ thông tin, Quản trị khách sạn, Ngôn ngữ Anh, Quan hệ công chúng....
Nhìn chung, NEU đào tạo chuyên sâu vào học thuật cho sinh viên. So với các trường Kinh tế khác thì mức độ học thuật, khái quát ở các môn học của NEU khá cao và nhiều trường đại học cũng thường xuyên tham khảo sách của NEU. Sinh viên NEU được đánh giá có các kỹ năng quản lý, lãnh đạo vững và khi ra trường rất nhiều người đã trở thành lãnh đạo cấp cao của nhà nước, lãnh đạo của các tập đoàn lớn.
Đại học Kinh tế Quốc dân có Học bổng Khuyến khích học tập đối với sinh viên có năng lực học tập tốt và đáp ứng đủ các điều kiện của nhà trường. Cụ thể các mức học bổng như sau:
Ngoài học bổng của nhà trường, sinh viên NEU còn có thể nhận học bổng từ các doanh nghiệp.
Sinh viên Kinh tế Quốc dân cực kỳ năng động với nhiều câu lạc bộ, các sự kiện ngoại khóa như: CLB Tiếng Anh Kinh Tế (EEC), CLB Nhà kinh tế trẻ (YEC), CLB Du lịch, Hội sinh viên tình nguyện…
- Cơ hội việc làm và mức lương sau khi ra trường
Trong 1 buổi tổ chức tư vấn trực tuyến tuyển sinh của ĐH Kinh tế Quốc dân vào năm 2019, TS Lê Việt Thủy - Phó Trưởng phòng Quản lý Đào tạo cho biết: Tỷ lệ sinh viên sau khi ra trường có việc làm ở ĐH Kinh tế Quốc dân là 95%. Mức lương trung bình của sinh viên ĐH Kinh tế Quốc dân sau khi ra trường là 9-10 triệu.
Tuy nhiên, sinh viên có việc làm đúng ngành thì chưa tới 95% vì phương thức đào tạo của nhà trường hướng tới diện rộng nên khi ra trường các em có thể làm các ngành khác, chẳng hạn như làm quản trị kinh doanh có thể ra làm ngân hàng. Bên cạnh đó, nhà trường cũng luôn có phương thức hỗ trợ việc làm cho sinh viên.
Với mức lương 3.000 USD (70 triệu đồng) của sinh viên ĐH Bách khoa, Ngoại thương, Khoa học Tự nhiên vừa mới ra trường như báo chí đưa tin, TS Lê Việt Thủy cho rằng đó là con số rất ít đối với tất cả các trường ĐH.
"Có thể, số lượng chỉ là 1-2% sinh viên sau khi ra trường. Thông thường, mức lương này có thể dành cho 2 đối tượng chính là sinh viên khởi nghiệp tốt từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường và trường hợp 2 là những bạn có kiến thức chuyên sâu, rất giỏi về 1 lĩnh vực, sau khi ra trường được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng ở vị trí chuyên gia", TS Lê Việt Thủy nói.
- Địa chỉ: 91 Phố Chùa Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội.
Cả 3 cơ sở của FTU ở Hà Nội, TP.HCM và Quảng Ninh đều có trang thiết bị, cơ sở vật chất khang trang, hiện đại. Các phòng học đều được trang bị máy điều hòa, hệ thống âm thanh, máy chiếu phục vụ cho nhu cầu học tập, công tác giảng dạy, nghiên cứu của cán bộ, giảng viên và sinh viên.
Trong khuôn viên nhà trường có thư viện lớn được trang bị đầy đủ thiết bị với hàng nghìn đầu sách để phục vụ việc học tập, tra cứu của sinh viên. Các đầu sách đa dạng nhiều lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, lịch sử,…
Thư viện của Đại học Ngoại thương.
Học phí dự kiến năm học 2021-2022 với chương trình đại trà 20 triệu đồng, cao hơn năm ngoái 1,5 triệu đồng; chương trình chất lượng cao 40 triệu và chương trình tiên tiến 60 triệu đồng.
Với các chương trình định hướng nghề nghiệp như Logistics và quản lý chuỗi cung ứng định hướng nghề nghiệp quốc tế, Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản, Kế toán - Kiểm toán định hướng nghề nghiệp ACCA, Luật kinh doanh quốc tế chương trình chất lượng cao theo mô hình thực hành nghề nghiệp, trường dự kiến thu khoảng 40 triệu một năm. Riêng học phí chương trình chất lượng cao Quản trị khách sạn dự kiến 60 triệu đồng.
Trường cũng cho biết học phí các chương trình được điều chỉnh hàng năm không quá 10%.
Để hỗ trợ sinh viên học tập, năm học 2020-2021, Đại học Ngoại thương có Học bổng Khuyến khích học tập, gồm các loại:
A - dành cho SV có kết quả học tập tốt: Mức hỗ trợ từ 7 - 9 - 11 triệu đồng/kỳ, tương đương với sinh viên Khá, Giỏi, Xuất sắc.
B - dành cho SV chương trình đào tạo đặc biệt: Mức hỗ trợ từ 6 - 12 triệu đồng/kỳ, tùy theo chương trình học.
C - dành cho SV có hoàn cảnh khó khăn đạt KQHT tốt: Mức hỗ trợ từ 7,2 - 9,2 - 11,2 triệu đồng/kỳ, tương đương với sinh viên Khá, Giỏi, Xuất sắc.
D - dành cho SV thủ khoa đầu vào, tốt nghiệp: Mức hỗ trợ đối với thủ khoa đầu vào là 12 triệu đồng/ sinh viên/ năm học. Đối với thủ khoa tốt nghiệp, 6 triệu đồng/ sinh viên/ năm học.
E - Xét học bổng KKHT trong dịp Tết nguyên đán dành cho SV có hoàn cảnh khó khăn đạt kết quả học tập tốt; 1,2 triệu đồng/ đợt xét.
Ngoài học bổng của trường, sinh viên còn có thể nhận học bổng của các tổ chức cá nhân.
Đại học Ngoại thương là trường đào tạo đa ngành, đa nghề. Một số ngành điển hình của trường như: Kinh tế đối ngoại, Thương mại quốc tế, Quản trị kinh doanh quốc tế, Tài chính quốc tế, Phân tích và đầu tư tài chính, Tiếng Anh thương mại, Tiếng Pháp thương mại, Tiếng Trung thương mại, Tiếng Nhật thương mại,...
Nếu NEU thiên về đào tạo học thuật thì FTU thiên về đào tạo, phát triển kỹ năng. Theo đánh giá của nhiều sinh viên từng theo học, chương trình học ở FTU không nặng về lí thuyết như hầu hết các trường kinh tế khác mà tập trung vào trải nghiệm cũng như sự tư duy về kinh tế hay kinh doanh ở sinh viên.
Ngoài ra sinh viên cũng được tạo nhiều cơ hội thuyết trình, làm việc nhóm, làm case study, lập kế hoạch kinh doanh, học về các kĩ năng như sắp xếp thời gian, quản lí công việc, kĩ năng giao tiếp,...
Gần 40 câu lạc bộ đa sắc màu chính là một trong những điểm cộng thu hút bất cứ sinh viên nào tại FTU. Mỗi CLB có một tiêu chí khác nhau song điểm chung là "không tuyển người giỏi nhất, chỉ tuyển người phù hợp", vì vậy sinh viên sẽ phải tham gia nhiều thử thách mới được chọn.
Với những ai không tham gia CLB, vẫn còn rất nhiều cánh cửa mở ra trong hoạt động ngoại khoá. Ví dụ loạt chương trình hấp dẫn cần cộng tác viên, các sự kiện của khoa, đoàn trường, cuộc thi chuyên môn, nghiên cứu khoa học...
- Cơ hội việc làm và mức lương sau khi ra trường
Sinh viên FTU ra trường có nhiều lợi thế về ngoại ngữ, chuyên môn, kỹ năng mềm nên không khó khăn khi đi xin việc. Theo hiệu trưởng Trường đại học Ngoại thương, trường này đạt tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm thuộc diện cao nhất, 98%.
Từ trước đến nay, sinh viên FTU vẫn luôn bị gắn mác "kiêu, chảnh", chỉ làm việc với mức lương từ 20 triệu đồng trở lên. Tuy nhiên theo một số cựu sinh viên FTU, vạch xuất phát của các bạn cũng như sinh viên các trường khác và phải học hỏi từ những việc nhỏ nhất để trau dồi, tích lũy kinh nghiệm làm việc.
Hiện nay, sinh viên FTU ra trường với mức lương trung bình từ 8 triệu đồng/tháng trở lên. Tất nhiên, nếu sinh viên có năng lực chuyên môn giỏi thì việc kiếm được lương nghìn đô cũng có thể xảy ra.
Tỷ lệ có việc làm và chất lượng đào tạo của cả hai trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Đại học Ngoại thương đều rất cao. Nhiều sinh viên dù chưa ra trường nhưng đã có việc làm. Vậy nên lựa chọn Ngoại thương hay Kinh tế Quốc dân đều tốt và có điểm mạnh riêng, tùy vào cảm nhận cá nhân của mỗi sinh viên.
Bên cạnh đó ngoài học ở trường lớp thì sinh viên còn phải tích cực học tập, trao dồi thêm các kiến thức ở ngoài xã hội, các kỹ năng mềm,... Cái căn bản, cái nền móng, sự chăm chỉ, không ngại làm từ những việc nhỏ nhất mới khiến con người có thể trở nên thành công thực sự và bền vững.