Đăng ký Trang Vàng giúp bạn QUẢNG BÁ DOANH NGHIỆP và tiếp cận với KHÁCH HÀNG - ĐỐI TÁC - CÁC NHÀ MUA LỚN khi họ tìm kiếm nhà các nhà cung cấp dịch vụ trên Trang Vàng.
Đăng ký Trang Vàng giúp bạn QUẢNG BÁ DOANH NGHIỆP và tiếp cận với KHÁCH HÀNG - ĐỐI TÁC - CÁC NHÀ MUA LỚN khi họ tìm kiếm nhà các nhà cung cấp dịch vụ trên Trang Vàng.
Có 3 phương pháp tính tổng sản phẩm trong nước theo giá hiện hành.
GDP bằng tổng giá trị tăng thêm theo giá cơ bản của tất cả các ngành, khu vực, loại hình kinh tế và vùng lãnh thổ cộng với thuế sản phẩm trừ đi trợ cấp sản phẩm.
GDP = Tổng giá trị tăng thêm theo giá hiện hành + Thuế sản phẩm - Trợ cấp sản phẩm
Giá trị tăng thêm theo giá hiện hành = Giá trị sản xuất theo giá hiện hành - Chi phí trung gian theo giá hiện hành
GDP bằng tổng thu nhập tạo nên từ các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất như lao động, vốn, đất đai, máy móc. Theo phương pháp này, tổng sản phẩm trong nước gồm: Thu nhập của người lao động từ sản xuất kinh doanh (bằng tiền và hiện vật quy ra tiền), thuê sản xuất (đã giảm trừ phần trợ cấp cho sản xuất), khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất và thặng dư/thu nhập hỗn hợp.
GDP = Thu nhập của người lao động từ sản xuất + Thuế sản xuất (đã giảm trừ phần trợ cấp sản xuất) + Khấu hao TSCĐ dùng trong sản xuất + Thặng dư sản xuất hoặc thu nhập hỗn hợp
(3) Phương pháp sử dụng (chi tiêu):
GDP bằng tổng của 3 yếu tố: Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư và nhà nước; tích lũy tài sản (tài sản cố định, tài sản lưu động và tài sản quý hiếm) và chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ.
GDP = Tiêu dùng cuối cùng + Tích lũy tài sản + Chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ
Căn cứ: Nghị định 94/2022/NĐ-CP
Số 222B, Đường Giáp Bát, Phường Giáp Bát, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Tòa Nhà Vinafood1, 94 Lương Yên. P. Bạch Đằng, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
Lầu 4, Bách Việt Building, 65 Trần Quốc Hoàn, P. 4, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.
0104478506 - Do: Sở Kế Hoạch & Đầu Tư Hà Nội cấp.
Thế giới đang trải qua nhiều biến động do sự cạnh tranh gay gắt về chiến lược giữa các quốc gia, đặc biệt là các nước lớn. Việt Nam là quốc gia có giá trị địa - chiến lược đặc thù và giàu tiềm năng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, là tâm điểm chú ý của các nước lớn về nhiều phương diện. Để giúp bạn đọc có hiểu biết sâu sắc hơn về sự vận động và tác động của cấu trúc an ninh tại khu vực đến Việt Nam, chúng tôi xin gửi tới quý độc giả những phân tích chuyên sâu được trích dẫn từ cuốn sách Việt Nam trước tác động của cấu trúc an ninh tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Thiếu tướng, TS. Đỗ Lê Chi, Cục trưởng Cục Khoa học, Chiến lược và Lịch sử Công an, Bộ Công an được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản.
Thiếu tướng, TS. Đỗ Lê Chi, Cục trưởng Cục Khoa học, Chiến lược và Lịch sử Công an, Bộ Công an (phải) trong một cuộc phỏng vấn với nhà báo Lê Thọ Bình
1. Vị thế chiến lược của Đông Nam Á tại khu vực
a) Đông Nam Á là địa bàn tranh chấp chiến lược hàng đầu của các nước lớn
Là giao điểm của hai trong số những tuyến đường hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới kết nối lục địa châu Á với châu Đại Dương theo hướng Bắc - Nam và Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương theo hướng Đông - Tây, Đông Nam Á được xem là cửa ngõ để các cường quốc châu Á vươn mình ra thế giới. Đối với các cường quốc bên ngoài, Đông Nam Á là vùng đệm quan trọng để thiết lập ảnh hưởng và triển khai các chiến lược lớn tại khu vực. Dưới góc độ kinh tế, đây là một thị trường tiềm năng với tốc độ phát triển nhanh, ổn định; tài nguyên thiên nhiên phong phú; dân số đông và trẻ.
Vì vậy, tiểu khu vực này luôn là địa bàn tranh chấp của các nước lớn qua nhiều thời kỳ, giai đoạn lịch sử. Trước, trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các đế quốc thực dân phương Tây như Anh, Pháp, Mỹ, Hà Lan đã xâm lược và chia quyền cai trị hầu hết các quốc gia Đông Nam Á (trừ Thái Lan). Chuyển sang giai đoạn Chiến tranh lạnh, tiểu khu vực này trở thành mục tiêu tranh giành ảnh hưởng tại châu Á giữa phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa do Mỹ và Liên Xô đứng đầu.
Các nước Đông Nam Á phải thường xuyên đối mặt với sự áp đặt, lôi kéo của nước lớn. Giai đoạn hậu Chiến tranh lạnh, không còn Liên Xô, Mỹ cũng giảm mức độ can dự tại Đông Nam Á, rút khỏi hai căn cứ quân sự Subic và Clark tại Philíppin, Trung Quốc với lợi thế “sân nhà”, áp đặt mạnh mẽ chiến lược tại khu vực trong khoảng trống Mỹ để lại, trực tiếp nhất là tại Tiểu vùng sông Mekong1 và Biển Đông, từ đó tăng cường, mở rộng ảnh hưởng của mình lên toàn khu vực.
Với xu hướng quyền lực chuyển dịch từ Tây sang Đông, Đông Nam Á tiếp tục là tâm điểm thu hút sự quan tâm của nhiều cường quốc trên thế giới; trở thành nơi giao thoa xung đột, cạnh tranh chiến lược của các nước lớn tại khu vực, trong đó đáng chú ý nhất là cạnh tranh Mỹ - Trung. Trung Quốc xem Đông Nam Á là điểm khởi đầu để triển khai “Sáng kiến Vành đai và Con đường” (BRI) trong khi “Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương” (IPS) của Mỹ lại lấy Đông Nam Á làm tâm điểm kết nối hai đại dương.
Cả hai chiến lược đều mang tầm vóc toàn cầu và hiệu quả triển khai của chúng sẽ là yếu tố quyết định triển vọng vị thế, sức mạnh của hai quốc gia này trong trật tự thế giới và khu vực. Với vị thế là giao điểm của hai đại chiến lược, Đông Nam Á có ý nghĩa quyết định sự thành bại của từng chiến lược, vì thế trở thành địa bàn tranh chấp, lôi kéo quyết liệt của các bên.
b) ASEAN có vị trí quan trọng trong tính toán chiến lược của các nước lớn tại châu Á - Thái Bình Dương
Với tư cách là một tổ chức bao trùm gần như toàn bộ các quốc gia Đông Nam Á (trừ Timo Lextê, đang là quan sát viên), ASEAN có tiếng nói quan trọng đối với các vấn đề chung của khu vực.
Triển khai chính sách đối ngoại mở rộng và cân bằng, ASEAN đã từng bước khẳng định vai trò trung tâm trong các thể chế đa phương tại khu vực. Nhiều diễn đàn, cơ chế hợp tác do ASEAN khởi xướng và dẫn dắt như EAS, ARF, ADMM+ và các ASEAN+ đã thu hút sự tham gia của các cường quốc ở trong và ngoài khu vực, phát huy tốt hiệu quả trong xử lý các vấn đề an ninh chung.
ASEAN trở thành một hình mẫu hợp tác thành công trên thế giới, có vị thế đáng kể trong đời sống quan hệ quốc tế.
Trong cục diện vừa hợp tác vừa đấu tranh, các cường quốc đều tìm mọi cách để tranh thủ tác động, lôi kéo, thiết lập ảnh hưởng với ASEAN nhằm phục vụ lợi ích của mình, nhiều lần đẩy ASEAN vào thế “tiến thoái lưỡng nan”.
Cách thức tác động và tập hợp lực lượng đối với ASEAN của các nước lớn có sự khác nhau, xuất phát từ tính toán chiến lược của mỗi nước. Trong khi Trung Quốc với ưu thế vượt trội về tiềm lực kinh tế và quân sự, tìm cách tiếp cận, lôi kéo riêng lẻ từng nước ASEAN theo quỹ đạo của mình, thì Mỹ, với quan điểm một ASEAN đoàn kết có thể giúp duy trì một khu vực tự do và tôn trọng luật pháp quốc tế, đang tạo cho ASEAN “đòn bẩy” để tiếp tục gắn kết và phát huy được vai trò trung tâm trong khu vực.
c) Mỗi nước ASEAN có thế mạnh và giá trị địa - chiến lược riêng tại khu vực
Đông Nam Á được cấu thành bởi hai “phần” gồm Đông Nam Á “lục địa” (Tiểu vùng sông Mekong) và Đông Nam Á “biển đảo” (các quốc đảo tại Biển Đông). ASEAN cũng gồm hai “nửa”, một là nhóm 5 nước thuộc Tiểu vùng sông Mekong gồm Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam (AM-5) và nhóm 5 nước đảo ở Biển Đông gồm: Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Brunây và Philíppin (AS-5). Mỗi nước ASEAN đều quy tụ những giá trị, lợi ích chiến lược riêng mà hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới đều muốn có.
Nếu như AS-5 là những quốc gia án ngữ trực tiếp trên tuyến đường nối hai châu lục và hai đại dương, có những cảng biển, nắm giữ vị trí chiến lược đối với an ninh hàng hải, thương mại trên biển của nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới thì AM-5 lại là địa bàn “tiền tiêu” của Đông Nam Á, có giá trị địa - chiến lược nối liền Đông và Tây chi phối cục diện chung toàn khu vực.
Tùy vào mục tiêu chiến lược của mỗi nước, trong từng thời kỳ cụ thể mà các nước lớn có những ưu tiên khác nhau trong chính sách đối với từng nước và nhóm nước ASEAN. Với tư duy truyền thống của một cường quốc biển, trong thời gian dài, Mỹ chủ yếu tập trung sự chú ý vào nhóm nước AS-5 trong khi Trung Quốc triệt để tận dụng lợi thế “sân nhà” tăng cường ảnh hưởng tại các nước AM-5, tạo vùng đệm để hiện thực hóa “Giấc mơ Trung Hoa”.
Trước tác động ráo riết, đan xen từ các yếu tố bên ngoài, hầu hết các thành viên ASEAN đều ý thức rằng sức mạnh và lợi ích của cả khu vực và mỗi quốc gia chỉ được tối đa hóa khi cùng đoàn kết vượt qua được sự khác biệt; thống nhất trong đa dạng và kiên trì lập trường đa dạng hóa, đa phương hóa, đặc biệt là quan hệ với các nước lớn. Mức độ gắn kết, thống nhất hay phối hợp chính sách giữa các nước, các nhóm cũng như trong toàn bộ 10 nước thành viên tác động trực tiếp, sâu sắc vào tiến trình biến đổi của trật tự khu vực, của cấu trúc an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung và tới lợi ích quốc gia của từng nước thành viên nói riêng.
Trong tiến trình này, tác động của các nước lớn là yếu tố “bên ngoài”, sự vận động của các nước thành viên là yếu tố “bên trong”, trực tiếp và mạnh mẽ nhất là những nước có ảnh hưởng lớn nhờ ưu thế địa - chiến lược có được trong tương quan chung.
2. Giá trị địa - chiến lược của Việt Nam tại khu vực
Khái niệm địa - chính trị (geopolitical) được chính thức đề cập lần đầu tiên vào năm 1899 bởi Rudolf Kjellen, một nhà khoa học chính trị người Thụy Điển. Dù có nhiều cách tiếp cận và lý giải khác nhau nhưng có thể hiểu địa - chính trị của một quốc gia là mối liên hệ giữa yếu tố địa lý và quan hệ chính trị của quốc gia đó trong hệ thống quốc tế, theo cách mà Napoleon nói: “Chính trị của một quốc gia nằm trong địa lý của nó”.
Về vị trí địa lý, Việt Nam là quốc gia tiếp giáp và án ngữ cửa ngõ phía Nam của Trung Quốc, trong lịch sử luôn là đối tượng Trung Quốc muốn tìm cách gây ảnh hưởng và chi phối. Trong lịch sử cận đại, với vị trí là cửa ngõ đi vào châu Á từ Thái Bình Dương, Việt Nam lại trở thành mục tiêu của các cường quốc trong và ngoài khu vực.
Chỉ trong vòng chưa đến 50 năm sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, các nước lớn ở cả ba châu lục Âu, Mỹ, Á đã xâm lược Việt Nam với tham vọng kiểm soát, chiếm giữ vị trí “đắc địa” này để giúp kiểm soát Đông Nam Á nói riêng, châu Á nói chung.
Trong bối cảnh Trung Quốc trỗi dậy thách thức vị trí lãnh đạo của Mỹ, Đông Nam Á đã trở thành địa bàn tranh chấp chiến lược hàng đầu của các nước lớn. Là quốc gia có diện tích, dân số lớn ở Đông Nam Á, với truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời, Việt Nam là tâm điểm chú ý trong chính sách của các nước lớn.
Trong khi Trung Quốc chú ý đến Việt Nam trong các quốc gia láng giềng phía Nam do sự tương đồng về thể chế chính trị và truyền thống văn hóa, muốn thông qua Việt Nam để gây ảnh hưởng với các quốc gia khác trong nội khối ASEAN thì cả Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ đều muốn lôi kéo Việt Nam, phát huy ưu thế địa - chính trị của Việt Nam trong hạn chế tham vọng của Trung Quốc tại khu vực.
Bối cảnh tình hình mới với cuộc cạnh tranh quyền lực và ảnh hưởng gay gắt giữa các cường quốc đã làm cho vị trí địa - chính trị của Việt Nam ngày càng quan trọng hơn.
Bên cạnh đó, là quốc gia có truyền thống “đối phó” thành công với các nước lớn trong suốt chiều dài lịch sử, nhất là với cả Trung Quốc và Mỹ, Việt Nam có uy tín và ảnh hưởng đối với các nước Đông Nam Á nói riêng, các quốc gia vừa và nhỏ tại châu Á - Thái Bình Dương nói chung.
Cùng với đường lối ngoại giao rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa, Việt Nam ngày càng giành được sự tin cậy và tín nhiệm của các quốc gia trên thế giới. Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 189/193 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với 16 quốc gia, quan hệ đối tác toàn diện với 13 quốc gia, là thành viên đầy đủ, tích cực của trên 70 tổ chức quốc tế và có quan hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ trên thế giới.
Địa - kinh tế (geoeconomic) là khái niệm đề cập mối quan hệ giữa đặc điểm địa lý với tiến trình phát triển kinh tế của một khu vực hay quốc gia. Trong khi cục diện chính trị khu vực đang có xu hướng phân tán theo các mô hình tập hợp lực lượng và chính sách cạnh tranh ảnh hưởng, quyền lực giữa các nước lớn, cục diện kinh tế lại có xu hướng hội tụ với nhu cầu kết nối, giao thương ngày càng tăng giữa các nước.
Với vị trí nằm giữa Đông Bắc Á và Đông Nam Á, gần các trung tâm phát triển lớn và năng động trong khu vực và trên thế giới, nơi có nhiều nền kinh tế đóng vai trò là động lực tăng trưởng của khu vực và thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, lại có chung đường biên giới trên bộ với Trung Quốc, Lào, Campuchia, Việt Nam có điều kiện thuận lợi để thúc đẩy quan hệ giao thương, hợp tác và phát triển kinh tế.
Bên cạnh đó, là quốc gia biển với đường lãnh hải dài, mỗi phần lãnh thổ Việt Nam đều có thể đóng vai trò là cửa ngõ kết nối nội địa châu Á với Thái Bình Dương. Miền Bắc kết nối ra vùng biển Tây Nam Trung Quốc, miền Trung kết nối với Lào, Đông Bắc Thái Lan và Mianma; miền Nam kết nối với Campuchia cả trên bộ và trên biển.
Dọc bờ biển của mình, Việt Nam có nhiều khu vực xây dựng cảng biển, trong đó có nhiều cảng nước sâu, cho phép Việt Nam đóng một vai trò then chốt về kinh tế và cung ứng dịch vụ logistics cho các quốc gia trong và ngoài khu vực. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với tiềm năng phát triển kinh tế của Việt Nam bởi mỗi ngày có khoảng từ 150 - 200 tàu các loại qua lại Biển Đông; hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua vùng Biển Đông. Hằng năm có khoảng 70% khối lượng dầu mỏ nhập khẩu và khoảng 45% khối lượng hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bản được vận chuyển qua vùng biển này.
Trung Quốc có 29/39 tuyến đường hàng hải và khoảng 60% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, 70% lượng dầu mỏ nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển qua Biển Đông.
Việt Nam nằm trên tuyến đường bộ Xuyên Á dài 140.479km do Ủy ban Kinh tế - Xã hội châu Á - Thái Bình Dương thuộc Liên hợp quốc khởi xướng nhằm nối liền tuyến đường cao tốc châu Á, phát triển giao thương đường bộ giữa các nước khu vực châu Á và châu Âu.
Việt Nam cũng nằm trên trục chính của Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC) kết nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, tạo ra tiềm năng lớn cho hoạt động vận chuyển hàng hóa nhanh chóng, hiệu quả với chi phí thấp.
Việt Nam là địa chỉ thu hút quan tâm đầu tư và hợp tác của nhiều quốc gia ở trong và ngoài khu vực. BRI của Trung Quốc lấy Đông Nam Á làm địa bàn xuất phát và Việt Nam án ngữ nhiều tuyến đường triển khai, trong khi đó Mỹ cũng đã thông báo nhiều kế hoạch mở rộng kết cấu hạ tầng ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trong đó có gói đầu tư trực tiếp trị giá 113 triệu USD và cam kết gia tăng về mức độ hỗ trợ tài chính của Chính phủ dành cho các nước trong khu vực. Như vậy, Việt Nam có cơ hội tận dụng vốn đầu tư, công nghệ và tri thức từ các nước phát triển để biến các tiềm năng sẵn có thành hiệu quả thực tế nhằm nâng cao tiềm lực kinh tế quốc gia.
Địa - an ninh (geosecurity) là khái niệm chưa phổ biến nhưng cũng bắt đầu xuất hiện nhiều hơn, đề cập mối quan hệ giữa vị trí địa lý và ảnh hưởng của quốc gia đó đối với việc giải quyết các vấn đề an ninh khu vực.
Vị trí địa lý đặc thù của Việt Nam không chỉ có ý nghĩa đối với lợi ích quốc gia mà còn tác động tới môi trường an ninh toàn khu vực. Vì vậy, cùng với giá trị địa - chính trị và địa - kinh tế, địa - an ninh cũng là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên vị thế địa - chiến lược đặc thù của Việt Nam.
Biển Đông đóng vai trò trọng yếu đối với an ninh Đông Nam Á nói riêng và châu Á - Thái Bình Dương nói chung, đặc biệt là các cấu trúc tại các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Đây có thể là các cơ sở lưỡng dụng, phục vụ các hoạt động biển xa, như kiểm soát các tuyến hàng hải qua lại trên Biển Đông, dùng cho mục đích quân sự như đặt trạm rađa, các trạm thông tin, xây dựng các trạm dừng và tiếp nhiên liệu cho tàu thuyền... Các chiến lược gia phương Tây cho rằng quốc gia nào kiểm soát được quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sẽ kiểm soát và khống chế được toàn bộ Biển Đông.
Đường bờ biển dài, có nhiều cảng nước sâu có tiềm năng và năng lực vận tải lớn, điển hình như cảng Cam Ranh, có khả năng làm căn cứ cho tàu ngầm cũng như tàu sân bay để giúp kiểm soát an ninh Biển Đông.
Giới chuyên gia quân sự cho rằng từ Cam Ranh có thể kiểm soát được Biển Đông và cả eo biển Malacca, có thể tiến hành giám sát điện tử đối với khu vực Bắc Ấn Độ Dương, Vịnh Persian, thậm chí cả biển Hoa Đông. Việt Nam có thể sử dụng ưu thế địa - an ninh này để bảo vệ chủ quyền hợp pháp của mình tại Biển Đông, đồng thời cùng các nước khác bảo đảm an ninh hàng hải và lợi ích chung khác trên các vùng biển, chống lại sự áp đặt của nước lớn trong khu vực.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng ở vị trí “đắc địa” để phát huy vai trò trong nội khối ASEAN, thiết lập và tăng cường các cơ chế, khuôn khổ hợp tác gắn kết giữa Đông Nam Á “lục địa” với Đông Nam Á “biển đảo”. Ở vị trí địa lý này, Việt Nam có khả năng đóng góp to lớn vào tiến trình vận động của cấu trúc an ninh tại khu vực với sự tham gia của tất cả các nước lớn cùng có lợi, qua đó phát huy lợi ích quốc gia.