Các Lâu Đài Đẹp Nhất Việt Nam

Các Lâu Đài Đẹp Nhất Việt Nam

Những căn biệt thự hoành tráng vẫn chưa đủ để khẳng định cái tôi. Nhiều đại gia đã tìm đến những đội ngũ kiến trúc sư giỏi nhất để xây dựng cho mình những toà lâu đài choáng ngợp.

Những căn biệt thự hoành tráng vẫn chưa đủ để khẳng định cái tôi. Nhiều đại gia đã tìm đến những đội ngũ kiến trúc sư giỏi nhất để xây dựng cho mình những toà lâu đài choáng ngợp.

Hãy cùng tham quan 1 trong những Lâu Đài nổi tiếng tại mảnh đất này!

Toà lâu đài Thành Thắng được xây dựng trong khuôn viên với tổng diện tích 28.000 m2. Nằm sát với quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Gia Viễn, Ninh Bình. Được khởi công năm 2016, vừa chính thức được hoàn thiện.

Chủ nhân của công trình này là ông Đỗ Văn Tiến. Toà lâu đài xây dựng theo phong cách Hoàng Gia Châu Âu. Ngoài mục đích để ở, ông xây với mục đích làm văn phòng công ty.

Với hơn 2.500m2/sàn trong khuôn viên rộng 28.000m2. Đây là công trình nhà ở lớn nhất Việt Nam.

Phía sau công trình là một hồ nước lớn, bao quanh là tường bao kiên cố

Cung điện này có 2 cổng ra vào. Toàn bộ vỉa hè được lát đá. Hàng chục nghìn tấn thép, bê tông và gỗ quý đã làm nên công trình để đời này

Bước chân vào bên trong, nhiều người không khỏi choáng ngợp trước kiến trúc đặc trưng sang trọng, phong cách Hoàng gia.

Chi tiết nội thất bên trong lâu đài được làm từ các loại vật liệu đa dạng như: Vàng, Bạc, Đồng, Gỗ, đá sapphire…Công trình đầy đủ : Thư viện, phòng hát, phòng ngủ theo phong cách hoàng gia, phòng nghe nhạc…

Toà lâu đài hiện là công trình nhà ở lớn nhất Việt Nam. Đây quả là một công trình để đời, đầu tư về tiền bạc và tâm huyết. Tiếc rằng chúng ta sẽ ít người có cơ hội được chiêm ngưỡng tận mắt bởi chủ nhân của cung điện xây dựng lên công trình để thoả đam mê, chứ không có ý định phô trương hay để tham quan.

Dưới đây là 15 lâu đài xuất hiện trong cuốn sách “Các lâu đài của thế giới” của Phyllis Jestice, trong đó sưu tập 150 lâu đài đẹp và cổ xưa nhất.

Lâu đài Krzyztopór ở Ba Lan, có một lịch sử rất ngắn. Nó có lẽ đã được hoàn thành vào năm 1644 nhưng các quân đội Thụy Điển đã chiếm giữ lâu đài trong cuộc xâm lược năm 1655-1657, gây ra nhiều thiệt hại đến mức chính quyền Ba Lan quyết định không được xây dựng lại. Trong khoảng một thế kỷ sau đó, một số gia đình quý tộc Ba Lan vẫn tiếp tục sống ở khu vực chưa bị phá của tòa lâu đài. Ngày nay, khoảng 90% các bức tường bên ngoài của lâu đài vẫn đứng vững, nhưng kiến trúc bên trong đã rơi vào tình trạng hoang tàn.

Kiến trúc của lâu đài Segovia là từ ý tưởng của các nhà nhà cai trị Kitô giáo của Castile ở Tây Ban Nha. Vua Alfonso VIII của Castile bắt đầu thay đổi nó thành cấu trúc đá vào khoảng năm 1200 và John II (1406-54) đã thêm vào một số đặc điểm như tòa tháp trong khi vua Philip II lại trang trí lâu đài với những ngọn tháp cao vào thế kỷ thứ 16.

Đức ông Edward Dalyngrigge khi trở về Anh vào năm 1385 sau một thời gian tham gia chiến đấu, ông đã nhận được giấy phép của hoàng gia để xây dựng lâu đài Bodiam tại quê hương East Sussex của ông.

Công tước Kestutis bắt đầu xây dựng lâu đài Trakai trên một hòn đảo ở hồ Galve, Litva vào thế kỷ 14 như một trung tâm hành chính lớn. Lâu đài đã bị hư hại nặng nề trong một cuộc tấn công của các Hiệp sĩ Teutonic vào năm 1377. Trong một cuộc đình chiến, công tước đã mang theo bia đá của chính Dòng để xây dựng lại. Nó được xây bằng gạch đỏ, hiện nay kết nối với đất liền bằng một cây cầu gỗ. Tuy nhiên, trong thời gian là một trung tâm hoàng gia Litva, bạn chỉ có thể đi vào bằng thuyền.

Được xây dựng lần đầu tiên vào năm 474 trước Công nguyên, lâu đài Castell Aragonese có nhiệm vụ bảo vệ vịnh Naples ngoài khơi nước Ý. Lâu đài hiện tại đã được vua Alfonso V của Aragon xây dựng lại vào năm 1441. Nó bị tàn phá nặng nề bởi pháo của thực dân Anh vào năm 1809 nhưng lại tiếp tục được phục dựng vào thế kỷ thứ 20.

Một trong những lâu đài lớn nhất châu Âu, lâu đài Spiš ở Slovakia được xây dựng lần đầu tiên vào thế kỷ thứ 12. Một khu định cư hình thành bên cạnh, sau đó được đưa vào trong với một bức tường bao quanh. Khi các khu định cư tiếp theo được thành lập, bức tường được mở rộng hơn vào thế kỷ 14 và 15. Bị bỏ hoang vào đầu thế kỷ 18, đến nay, lâu đài chỉ mới được khôi phục một phần.

Sau khi chiếm một pháo đài trên những ngọn đồi ở Oberhofen, gia đình von Eschenbach chuyển đến bờ hồ Thun ở Thụy Sĩ và bắt đầu xây dựng lâu đài Oberhifen hiện tại vào khoảng năm 1200. Năm 1306, gia đình Habsburg ép buộc gia đình von Eschenbach phải bán lâu đài Oberhofen lại cho họ. Nhưng sau khi Liên bang Thụy Sĩ đánh bại Habsburg trong trận Sempach năm 1386, bang Bern đã giành quyền kiểm soát lâu đài, trước khi bán nó cho một trong những gia đình có quyền lực của thành phố.

Nằm trên sông Moselle giữa Koblenz và Trier ở Đức, lâu đài Eltz thuộc sở hữu của gia đình Eltz từ thế kỷ thứ 12. Eltz nằm trên một đỉnh núi đá, được bảo vệ bởi sông Elzbach, bao quanh nó ở ba phía . Trong một cuộc bao vây kéo dài hai năm vào năm 1330, phòng thủ bên ngoài của Eltz đã bị phá hủy, để lại lâu đài như một nơi ở đơn giản và kiên cố.

Lâu đài ở Soroca, Moldova, được xây dựng theo lệnh của Hoàng tử Stephen của vào năm 1499. Đây là một trong những lâu đài được xây dựng dọc theo sông Dnieper để bảo vệ biên giới Moldavia và Ukraine. Vào cuối thế kỷ 17, lực lượng Ba Lan-Litva của Jan Sobieski đã bảo vệ thành công Soroca khỏi một cuộc tấn công của Ottoman. Các nhà sử học suy đoán rằng hoàng tử Stephen xứ Moldavia đã đưa các kiến trúc sư Tây Âu đến thiết kế lâu đài của mình vì lâu đài có kiến trúc phương Tây thời trung cổ, với những bức tường cong và tháp tròn bên ngoài, có khả năng chống lại pháo tốt hơn so với các kiểu pháo đài cũ. Lâu đài vẫn còn có tầm quan trọng về quân sự trong các chiến dịch của Peter Đại đế vào đầu thế kỷ 18

Một trong những lâu đài lâu đời nhất của Tây Ban Nha, Loarre ở Huesca đã được dựng lên trong giai đoạn từ khoảng năm 1020 đến đầu thế kỷ 12 để hỗ trợ cho những bước đầu của cuộc tái chiếm Kitô giáo trên Bán đảo Iberia.

Xây dựng từ năm 1300 đến 1310 để bảo vệ Brussels, hào nước rộng lớn của lâu đài Beersel bù đắp cho việc thiếu độ cao. Nó bị bao vây trong thế kỷ 14 và 15, tuy nhiên các thiệt hại đều được nhanh chóng khắc phục. Lâu đài có một nhà máy sản xuất bông hoạt động trong gần một thế kỷ trước khi được chuyển đổi thành một địa điểm du lịch

Được nhắc đến lần đầu tiên trong một tài liệu năm 1013, lâu đài Bojnice ở Slovakia có chút gì đó giống với pháo đài nhỏ bằng gỗ của thế kỷ 11. Lâu đài dần dần được xây dựng lại bằng đá, và vào thế kỷ 16 đã được chuyển thành một lâu đài thời Phục hưng. Sau khi trở thành sở hữu của bá tước János Ferenc Pálffy trong khoảng thời gian từ 1888 đến 1910, Bojnice mang trong mình vẻ cổ tích lãng mạn đầy quyến rũ.

Tổng giám mục Seville đã bắt đầu xây dựng Lâu đài Coca vào năm 1448, nhưng đến tận cuối thế kỷ 15, công trình mới hoàn thành. Coca được xây dựng bằng gạch vì thiếu đá trong quá trình thi công. Đây là một trong những kiến trúc điển hình của phong cách Mudéjar trên Bán đảo Iberia. Lâu đài kết hợp nhiều yếu tố của nghệ thuật Hồi giáo vào một thiết kế kiến trúc Gothic về sau.

Ngài Edmund Bedingfeld bắt đầu xây dựng Oxburgh Hall ở Norfolk vào khoảng năm 1482. Đến nay, lâu đài vẫn thuộc sở hữu của gia đình Bedingfeld, mặc dù dưới quản lý của National Trust.

Lâu đài Beaufort ở Luxembourg bắt đầu xây dựng vào đầu thế kỷ 11. Thiết kế ban đầu chỉ là một tòa nhà nhỏ bằng đá bao quanh bởi một con hào. Nhưng nó dần dần được bổ sung thêm các kiến trúc mới trong những thế kỷ tiếp theo. Vào thời kỳ cách mạng Pháp năm 1789 – 1799, tòa lâu đài bị bỏ hoang và thậm chí nó còn bị sử dụng như một mỏ đá. Tuy nhiên, đến năm 1893, người chủ sở hữu của nó đã quyết định cải tạo và năm 1928 lâu đài được mở cửa cho công chúng thăm quan.

Lâu đài Windsor được xây dựng lần đầu vào thế kỷ thứ 11 sau cuộc xâm lược của người Anh ở Norman nhằm bảo vệ sự thống trị của người Norman mới trên thượng nguồn sông Thames. Nó được mở rộng và cải tạo nhiều lần trong nhiều thế kỷ. Với sự phục hồi của chế độ quân chủ vào năm 1660, vua Charles II đã xây dựng lại phần lớn lâu đài với dáng vẻ tồn tại cho đến ngày nay. Mặc dù vẫn là nơi ở của Nữ hoàng, nhưng hiện nay, một phần của Windsor đã được mở cửa cho công chúng thăm quan. Đám cưới của Hoàng tử Harry với công nương Meghan Markle đã diễn ra tại Nhà nguyện St George's tại Windsor trong năm 2018