Copyright © 2024 Thitruonghanghoa.com - Kết nối thông tin
Copyright © 2024 Thitruonghanghoa.com - Kết nối thông tin
Lệnh cấm xuất khẩu lương thực không phải là mới. Hồi tháng 10-2007, Ấn Độ đã áp đặt lệnh cấm xuất khẩu gạo tẻ thường, sau đó tạm dỡ bỏ và cho triển khai trở lại vào tháng 4-2008. Động thái này khiến giá gạo trên toàn tăng gần 30% lên mức cao kỷ lục.
Kể từ khi xảy ra xung đột ở Ukraine, số lượng quốc gia áp đặt các hạn chế xuất khẩu lương thực đã tăng từ 3 lên 16 nước, theo IFPRI. Indonesia cấm xuất khẩu dầu cọ, Argentina cấm xuất khẩu thịt bò, Thổ Nhĩ Kỳ và Kyrgyzstan cấm một loạt sản phẩm ngũ cốc. Các chuyên gia cảnh báo lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ gây ra rủi ro lớn hơn. Theo Ashok Gulati và Raya Das của Hội đồng nghiên cứu về quan hệ kinh tế quốc tế của Ấn Độ (ICRIER), một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Delhi, lệnh cấm “chắc chắn sẽ dẫn đến giá gạo trắng trên thế giới tăng vọt” và sẽ “ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh lương thực ở nhiều quốc gia châu Phi”.
Theo BBC, Ấn Độ là quốc gia sản xuất gạo lớn nhất thế giới, chiếm tới hơn 40% xuất khẩu gạo toàn cầu. Thái Lan, Việt Nam, Pakistan và Mỹ cũng nằm trong danh sách những nhà xuất khẩu gạo lớn trên thế giới.
Trong số những nhà nhập khẩu lớn gạo Ấn Độ có thể kể đến Trung Quốc, Philippines và Nigeria. Những khách hàng khác, như: Indonesia và Bangladesh, cũng mua một lượng lớn gạo khi phải đối mặt với tình trạng thiếu nguồn cung trong nước. Tại châu Phi, nhu cầu tiêu thụ gạo cao và ngày càng tăng. Ở các nước như Cuba và Panama, gạo là nguồn cung cấp năng lượng chính trong các bữa ăn gia đình. Ở một số quốc gia khác, ít nhất 90% lượng gạo nhập khẩu đến từ Ấn Độ.
Tại nhiều nước châu Phi, thị phần nhập khẩu gạo của Ấn Độ vượt quá 80%, theo IFPRI. Lệnh cấm xuất khẩu gạo chủ yếu ảnh hưởng đến những người dễ bị tổn thương, những người dành phần lớn thu nhập của họ để mua thực phẩm. “Giá cả tăng cao có thể buộc họ phải giảm lượng thực phẩm tiêu thụ mỗi ngày, đồng thời chuyển sang các sản phẩm thay thế nghèo dinh dưỡng hoặc giảm chi tiêu cho các nhu yếu phẩm cơ bản khác như nhà ở và thực phẩm”, bà Mustafa nhấn mạnh.
Năm ngoái, Ấn Độ đã xuất khẩu 22 triệu tấn gạo sang 140 quốc gia. Trong tổng số này, 6 triệu tấn được làm từ gạo trắng Indica tương đối rẻ. Ấn Độ đã ngừng xuất khẩu gạo Indica. Điều này xảy ra sau lệnh cấm xuất khẩu gạo tấm vào năm ngoái và việc áp thuế xuất khẩu 20% đối với gạo tẻ thường.
Hiện nay, Ấn Độ đang dự trữ khoảng 41 triệu tấn gạo, cao gấp 3 lần so với yêu cầu dự trữ. Số gạo này được cất trong các kho dự trữ chiến lược và hệ thống phân phối công cộng (PDS), cho phép hơn 700 triệu người nghèo tiếp cận với lương thực giá rẻ. “Tôi nghĩ rằng lệnh cấm xuất khẩu gạo tẻ thường của Ấn Độ về cơ bản là một biện pháp phòng ngừa. Tôi hy vọng, đó chỉ là biện pháp tạm thời”, Joseph Glauber thuộc Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế (IFPRI) bày tỏ.
Bao giờ thị trường gạo sẽ ổn định?
Thái Lan là nhà xuất gạo lớn thứ hai thế giới, sau Ấn Độ. Ngày 2-8, Hiệp hội Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan (TREA) dự đoán tình hình bất ổn trên thị trường gạo sẽ kéo dài đến hết nửa cuối năm 2023.
Theo Chủ tịch danh dự TREA Chukiat Opaswong, một số quốc gia sản xuất lúa gạo đang chuẩn bị cho đợt hạn hán do El Nino gây ra dự kiến trong cuối năm nay và năm 2024. El Nino được kích hoạt bởi sự gia tăng nhiệt độ bề mặt ở phía đông Thái Bình Dương, dẫn đến một giai đoạn nóng lên toàn cầu. Hiện tượng tự nhiên này thường xảy ra từ 2 đến 7 năm/lần và dẫn đến lượng mưa ít hơn ở Đông Nam Á và miền nam Australia.
Ông Chukiat cho biết, ngoài việc theo dõi chính sách xuất khẩu gạo của Ấn Độ, các nhà xuất khẩu Thái Lan cũng cần theo dõi tình hình mưa và lên kế hoạch phù hợp, đặc biệt là trong mùa thu hoạch vào tháng 12. Ông cho biết thêm, trong điều kiện bình thường, Thái Lan sản xuất khoảng 20 triệu tấn gạo hằng năm, trong đó khoảng 12 triệu tấn tiêu thụ nội địa và 7-8 triệu tấn dành cho xuất khẩu. Tác động của El Nino có thể làm giảm sản lượng từ 1 đến 2 triệu tấn, điều này sẽ làm tăng giá gạo xuất khẩu. Tuy nhiên, rất khó có khả năng Thái Lan sẽ cấm xuất khẩu gạo.
Trong một động thái mới, ngày 3-8, Văn phòng Tài nguyên nước Quốc gia (ONWR) của Thái Lan đã kêu gọi nông dân trên cả nước chuyển sang “các loại cây trồng ít tốn nước hơn và có thể thu hoạch nhanh chóng”. Tổng thư ký ONWR Surasri Kidtimonton cho biết, lượng mưa tích lũy thấp hơn 40% so với bình thường, cho thấy nguy cơ thiếu nước cao. Việc quản lý nước ở Thái Lan nên “tập trung vào nước để uống”, cũng như “nước để canh tác, chủ yếu là cho cây lâu năm”.
Cây lâu năm là loại cây trồng có thể mọc lại sau khi thu hoạch và không cần phải trồng lại hằng năm, khác với cây trồng hằng năm. Lúa được coi là cây trồng hằng năm. Đối với mỗi ki-lô-gam lúa nguyên liệu được trồng, cần trung bình 2.500 lít nước. Trong khi đó, các loại cây trồng thay thế như kê cần từ 650 đến 1.200 lít nước cho cùng một lượng thu hoạch.
Nếu nông dân Thái Lan chấp hành theo khuyến nghị trên, sản lượng gạo ở Thái Lan có thể giảm đáng kể. Điều này có thể dẫn tới giá gạo thế giới tiếp tục tăng trong tương lai. Tuy nhiên, theo Oscar Tjakra, nhà phân tích chính tại Rabobank, nông dân Thái Lan có thể vẫn chọn trồng lúa do môi trường hiện tại với giá gạo xuất khẩu cao trên toàn cầu.
PHƯƠNG LINH (theo BBC, RFI, gavroche-thailande.com)
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), trong phiên giao dịch 18/8, giá gạo 5% tấm của Việt Nam là 628 USD/tấn. Đây là mức giá cao nhất thế giới và cao hơn gạo cùng phẩm cấp của Thái Lan 16 USD/tấn.
7 tháng đầu năm nay, Việt Nam xuất khẩu gần 4,9 triệu tấn gạo, thu về 2,62 tỷ USD, tăng hơn 20% về lượng và tăng 31,4% về giá trị so với cùng kỳ. Hiện, cả nước còn khoảng 2,67 triệu tấn cho xuất khẩu trong 5 tháng còn lại của năm nay.
Số liệu từ Bộ NN&PTNT cho thấy, năm 2023 cả nước gieo trồng được 7,1 triệu ha, năng suất trung bình đạt 6,07 tấn/ha, sản lượng đạt trên 43,1 triệu tấn, tăng 452.000 tấn so với năm 2022.
Với sản lượng lúa dự kiến như trên, ngoài đảm bảo an ninh lương thực trong nước, chế biến, làm giống, chăn nuôi, Việt Nam có thể xuất khẩu trên 7,5 triệu tấn gạo trong năm 2023.
Chia sẻ trên VTC News, ông Nguyễn Như Cường - Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết, kế hoạch tăng 50.000 ha diện tích trồng lúa đông (vụ 3) ở ĐBSCL là nhằm chớp thời cơ giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu thụ tăng.
Theo tính toán, với năng suất trung bình 5,7 tấn/ha vụ ở vụ thu đông, nếu tăng thêm 50.000 ha, sẽ có thêm khoảng 325.000 tấn lúa, tương đương 200.000 tấn gạo để tăng cường xuất khẩu. Với giá xuất khẩu gạo như hiện nay, việc tăng thêm 50.000 ha lúa thu đông có thể đem về hơn 100 triệu USD.
Cũng theo lãnh đạo Cục Trồng trọt, diện tích gieo trồng lúa năm nay của nước ta khoảng 7 triệu ha, với sản lượng khoảng 43 triệu tấn thóc/năm, tương đương 27 - 28 triệu tấn gạo.
Hiện Chính phủ đã chỉ đạo tăng dự trữ nguồn gạo quốc gia và năm nay nguồn cung vụ đông - xuân 2023 - 2024 đến sớm do nhuận 1 tháng nên Việt Nam hoàn toàn yên tâm về việc đảm bảo an ninh lương thực. Do đó, lãnh đạo Cục Trồng trọt ủng hộ việc doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội để tăng cường xuất khẩu gạo.
Đầu tháng 8/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị về việc bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia và thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững trong giai đoạn hiện nay.
Trong chỉ thị này, Thủ tướng yêu cầu đảm bảo mục tiêu sản xuất trên 43 triệu tấn lúa/năm; theo dõi sát diễn biến thị trường gạo khu vực và thế giới, tình hình sản xuất, sản lượng lúa, gạo theo từng chủng loại, mùa vụ trong năm để cân đối nguồn lúa, gạo phục vụ nhu cầu tiêu dùng lúa, gạo trong nước và xuất khẩu, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống.
Theo dõi, đẩy mạnh đàm phán, tháo gỡ các rào cản kỹ thuật để mở rộng thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam. Kịp thời hướng dẫn, khuyến cáo các địa phương, doanh nghiệp và các hộ nông dân tuân thủ nghiêm các quy định của Việt Nam và nước nhập khẩu.
Chủ động điều tiết hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu gạo; Kịp thời hỗ trợ người sản xuất và các thương nhân; Xử lý nghiêm các trường hợp trục lợi bất chính, đẩy giá lúa gạo lên cao...
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, trên thị trường gạo xuất khẩu đang tăng giá. Loại gạo tiêu chuẩn 5% tấm tăng 5 USD lên mức 663 USD/tấn. Trong thời gian gần đây, giá gạo Thái Lan liên tục tăng mạnh nhưng gạo Việt Nam tăng chậm và ít do đang ở mức khá cao. Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan cho biết giá gạo 5% tấm của nước này là 640 USD/tấn còn Pakistan là 600 USD/tấn. Hiện tại, nhu cầu nhập khẩu gạo của các nước tiếp tục tăng, trong khi nguồn cung hạn chế là nguyên nhân khiến giá gạo có xu hướng đi lên. Hiện tại, nhiều nơi ở ĐBSCL đang xuống giống vụ đông xuân (vụ quan trọng nhất trong năm) và chỉ khoảng hơn 3 tháng nữa là Việt Nam có thể tiếp tục trở thành nguồn cung gạo quan trọng cho thế giới.
Bên cạnh giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng, tin vui nhất là trưa 30.11, tại Cebu (Philippines), gạo ST25 của Anh hùng Lao động Hồ Quang Cua một lần nữa thắng giải "Gạo ngon nhất thế giới" - The World’s Best Rice năm 2023. Cuộc thi là một phần của Hội nghị Thương mại Lúa gạo Toàn cầu 2023 do The Rice Trader (một đơn vị chuyên hoạt động trong lĩnh vực thương mại gạo) tổ chức.
Giống gạo ST25 lần thứ 2 thắng giải "Gạo ngon nhất thế giới"
Ở phần thi gạo ngon có sự tham gia của hơn 10 quốc gia với 30 mẫu gạo đã được gửi dự thi. Kết quả gạo Ấn Độ đạt giải 3, Campuchia hạng 2 và sảm phẩm "Gạo Ông Cua ST25" giành giải nhất. Đây là lần thứ hai giống gạo ST25 của ông Cua đoạt giải nhất, lần đầu là năm 2019. Năm ngoái, cuộc thi diễn ra tại Phuket (Thái Lan), gạo ST25 chỉ vào top 4 nhưng "cha đẻ" - ông Hồ Quang Cua lại thắng giải cá nhân vô cùng danh giá - "Thành tựu trọn đời" (World Rice Community - Lifetime Achievement Award). Đây là giải thưởng dành cho các cá nhân xuất sắc, có thành tích và đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành lúa gạo cho quốc gia và thế giới.
Giống gạo ST25 được nhiều doanh nghiệp chọn để xây dựng thương hiệu
Ông Cua chia sẻ với Thanh Niên: Việc lần thứ 2 thắng giải "Gạo ngon nhất thế giới" là niềm hạnh phúc lớn. Với kết quả này, tôi hy vọng giống gạo ST25 có thể được đưa vào Đề án "Một triệu hecta" của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì tương lai chúng ta có thể nâng cấp hạt gạo Việt Nam lên thêm nữa", ông Cua kỳ vọng.