Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Một số giống chó/mèo rất nhạy cảm với nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, áp suất, âm thanh và dễ bị tổn thương khi đi máy bay. Vì vậy, để an toàn cho động vật cảnh, Bamboo Airways không chấp nhận vận chuyển các giống chó/mèo như dưới đây:
American Staffordshire Terrier (*)
Spaniels (English Toy, Cavalier King Charles, Tibetan …)
Các giống chó lai từ các giống (*) nêu trên
Sau đêm khai màn ấn tượng, The Remix – Hòa âm và Ánh sáng đã trở lại với liveshow 2 chủ đề Non sông gấm vóc cùng thể loại nhạc được yêu cầu là Trance. Đây cũng là đêm thi mà Ban giám khảo bắt đầu cho điểm.
Là người thể hiện đầu tiên, Sơn Tùng MTP một lần nữa cho thấy sức hút đặc biệt của mình trên sân khấu. Tiếp tục nói không với vũ đoàn và những phần vũ đạo hoành tráng, chàng ca sĩ trẻ cùng các đồng đội là DJ Trang Moon và Slim V vẫn chinh phục được toàn bộ khán giả cũng như BGK với một ca khúc do chính mình vừa sáng tác có tên Thái Bình mồ hôi rơi.
Ca khúc được Sơn Tùng viết trong vòng hai tiếng đồng hồ sau khi biết chủ đề đêm thi. Ý tưởng Thái Bình mồ hôi rơi hoàn toàn dựa trên những ký ức của Tùng về vùng quê Thái Bình. Bên cạnh đó, giọng ca trẻ còn không quên gửi gắm vào câu chữ những tình cảm chân thành dành cho gia đình.
Sơn Tùng cho biết đây là sáng tác mà mình muốn gửi tặng đến bố, người phải trải qua nhiều vất vả để nuôi Tùng khôn lớn. Có lẽ vì vậy mà trong phần trình diễn của mình, giữa một không gian âm nhạc điện tử sôi động, đã có một khoảng lặng khi “chàng trai năm ấy” nghẹn ngào hát.
Nói về tiết mục này, giám khảo Nguyễn Hải Phong nhận xét Slim V đã có một bản hòa âm hay, còn Sơn Tùng thì rất có tiềm năng sáng tác. Nhạc sĩ này đánh giá cao cảm xúc và sự sáng tạo của Tùng. Trong khi đó, Lưu Thiên Hương cho rằng ca khúc có chiều sâu và đáp ứng được tinh thần của nhạc Trance.
Đội Sơn Tùng sau đó đã nhận được 38,5 điểm từ BGK, trong đó có điểm 10 của Hồ Ngọc Hà. Và kết thúc đêm diễn, đây cũng là đội chiến thắng với số điểm quy đổi cuối cùng là 14 (7 của giám khảo và 7 của khán giả).
Tương tự như liveshow 1, những đội đã làm bùng nổ sân khấu trước đó 1 tuần là Giang Hồng Ngọc, Tóc Tiên hay Isaac vẫn duy trì được phong độ của mình. Chủ đề Non sông gấm vóc tưởng như khó nhằn lại mang đến cho họ thêm nhiều niềm cảm hứng và năng lượng cho các phần thi.
Trưởng nhóm 365 – Isaac tiếp tục chứng tỏ được khả năng của mình khi thể hiện giọng hát live cực ổn qua bản hit một thời của Michael Jackson là Earth song. Không phô diễn quá nhiều vũ đạo như tuần trước nhưng Isaac cũng đã “đốn tim” các fan khi xuất hiện với vẻ ngoài điển trai và lịch lãm.
Giang Hồng Ngọc xuất hiện ngay sau đó với một sáng tác của nhạc sĩ Lưu Hà An là Con cò. Đây là một bản dân gian đương đại quen thuộc và không dễ để thể hiện. Tuy vậy, với bản lĩnh sân khấu tốt cùng một giọng hát đầy nội lực, Giang Hồng Ngọc vẫn mang đến một tiết mục rất đáng xem.
Không “thiếu vải” như đêm thi trước nhưng Tóc Tiên vẫn ghi điểm với khán giả với Hoa cỏ mùa xuân sôi động mà tinh tế. Bên cạnh đó, cô ca sĩ xinh đẹp còn khoe được những bước nhảy thuần thục và đẹp mắt cũng vũ đoàn. Hai đồng đội của Tóc Tiên là Long Halo và DJ Hoàng Touliver cũng nhận được không ít lời khen từ BGK cho một bản phối mới quá chất.
Tương tự như đội Sơn Tùng M-TP, cả ba cái tên kể trên đều nhận được số điểm 38,5 từ BGK. Tuy nhiên, điểm quy đổi cuối cùng của họ thì khác nhau. Cụ thể, Tóc Tiên được 13 điểm, Giang Hồng Ngọc là 12 điểm còn Isaac chỉ có 10 điểm.
Cũng trong đêm thi này, nhóm PB Nation với những Hoàng Tôn, Hà Lê và Phúc Bồ đã gây bất ngờ khi được BGK cho số điểm cao nhất là 39. Tuy nhiên, đây là điểm số hoàn toàn xứng đáng cho một bản Mash up Thành phố trẻ - Tên tôi Việt Nam vô cùng trẻ trung và đầy sáng tạo.
Với một tiết mục nhạt nhòa, đội của Pha Lê đành ngậm ngùi xếp cuối bảng xếp hạng. Dù được đánh giá là có tiến bộ trong giọng hát nhưng Bảo Anh và các đồng đội chỉ đứng áp chót với 7 điểm. Nhờ sở hữu lượng fan hùng hậu mà Đông Nhi mới có thể vươn lên vị trí thứ 4 sau một bài thi kém ấn tượng.
Tác giả không phải là một nhà văn chuyên nghiệp. Anh là một chiến sĩ trực tiếp chiến đấu tại Thành cổ Quảng Trị năm 1972.
Mở đầu cuốn sách, tác giả viết:
"Tôi không phải nhà văn và viết cuốn sách này không để làm văn.
Nó chỉ là hồi ức của một người lính, kể về một đoạn đời ngắn nhưng đáng ghi nhớ nhất trong cuộc đời tôi ở Mặt trận Quảng Trị, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vô cùng ác liệt. Ở đó, cái sống và cái chết tranh chấp nhau từng giây một. Ở đó, trắng đen rõ rệt. Trần trụi sự thật. Trần trụi bản năng và mọi khía cạnh con người. Tất cả được phơi bày hết, phơi bày đến tận cùng cái tốt và cái xấu; dũng cảm và hèn nhát; nhân đạo và nhẫn tâm; cao cả và thấp hèn; có lý và phi lý... Cuốn sách được viết dựa trên những hồi ức của tôi và các đồng đội của tôi, đặc biệt là hai cuốn nhật ký của chính bản thân tôi, ghi lại chân thực nhiều chi tiết".
Nguyễn Quang Vinh, sinh năm 1954 tại Hà Nội, nhập ngũ đầu năm 1972 khi còn là học sinh Trường phổ thông Công nghiệp Hai Bà Trưng, hăng hái ra trận với tâm hồn lãng mạn và tâm thế quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Trong nhật ký ra trận, anh viết: "Thế là đôi chân của tôi cũng đã in dấu trong rừng Trường Sơn, in dấu lên con đường lớn của dân tộc, và lòng tôi cứ ngân lên hai câu thơ của Tố Hữu: "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai".
Nhưng rồi thực tế chiến trường đã không chỉ có sự phơi phới. Anh là chiến sĩ rồi Tiểu đội trưởng Tiểu đội 4, Trung đội 2, Ðại đội 11, Tiểu đoàn 3 của Trung đoàn 48, Trung đoàn Thép của Sư đoàn 320B tử thủ ở Thành cổ Quảng Trị và Mặt trận Cửa Việt. Ðường hành quân, chủ yếu đi bộ từ bắc vào nam đã được anh nhớ lại: "Cả lũ đi mò trong đêm. Tôi bị ngã vào vũng nước, ướt sạch, quai dép bị đứt, đành phải đi đất. Hình như bị lạc rồi, ánh hỏa châu chập chờn khắp nơi. Ðường bờ ruộng trơn như đổ mỡ, tôi nghiến răng dùng hết sức bấm ngón chân xuống đất mà vẫn ngã. Mỗi bước đi là một bước ngã. Súng ống đồ đạc quật oành oạch, quần áo bẩn thỉu như trâu vấy. Nhiều lúc mệt quá, tôi cứ chống hai tay ngồi phệt dưới bùn mà nuốt nước mắt: Cuộc đời chưa bao giờ bị cực khổ như thế này"! Cuộc sống ở chiến trường có những điều mà bây giờ lớp trẻ không thể hiểu nổi: "Sau bữa trưa chỉ có cơm với muối, chúng tôi rửa bát bằng cách sục ca nhôm vào cát rồi chùi. Ở đây thì lấy đâu ra nước mà rửa bát. Có nước ở hố bom cách đó vài chục mét, nhưng ra lấy lại sợ bị pháo kích"...
Quảng Trị năm 1972 là đất của bom pháo và chết chóc. Ðụng vào đâu cũng thấy xác chết, cả ta lẫn địch. Tiểu đoàn 3 của anh đã hai lần bị xóa sổ trong vòng ba tháng. Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm, một chiến sĩ Quảng Trị đã nhớ lại như sau: "Cứ sáng dậy mở mắt ra là thấy toàn lính mới"!
Chỉ có tinh thần chiến đấu kiên cường của người chiến sĩ là không chết. Ðây là một đoạn Nguyễn Quang Vinh viết về những người lính trẻ: "Từ cửa hầm đối diện, Lâm Thành xả một tràng AK hạ gục tên địch vừa bắn Chí Thành. Nhưng lúc này bốn bề đều có địch. Hai chiến sĩ trẻ của C11, là Lâm Thành và Tường "Hải Phòng", đã dựa lưng vào nhau, chĩa súng AK ra hai phía bắn như điên. Mặc cho máu đang ròng chảy trên mặt một người và máu thấm đẫm vạt sườn người kia, hai anh vẫn bắn không ngừng, bắn mãi... Cách đó khoảng 100m, Tiểu đội trưởng Quế "Khương Trung" mang khẩu DKZ82 ra định lắp vào giá súng, nhưng không kịp. Thấy xe tăng địch đang rầm rầm xông đến, Quế hô chiến sĩ Quỳnh "Thái Bình" đem đạn ra ngay, nạp vào súng. Rồi không cần giá súng, Quế vác nòng khẩu DKZ82 lên vai, nhằm thẳng chiếc M48 đang chạy xế trước mặt bóp cò. Một quầng lửa da cam cùng tiếng nổ chói óc vang lên, chiếc xe tăng bốc cháy ngùn ngụt, không một tên địch nào sống sót"...
Mọi sự thật của chiến tranh đều được phơi bày một cách trần trụi. Cả dũng cảm và hèn nhát. Không ít cán bộ, chiến sĩ đã thoái lui, không đập bệnh cũng đảo ngũ. Nhưng trên tất cả là bản anh hùng ca của tuổi trẻ, từ bộ đội chủ lực đến giao liên, du kích. Tác giả, trong hoàn cảnh cụ thể của mình đã có những trang viết xúc động, rất đáng tự hào về tuổi trẻ Hà Nội trong những ngày kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, trong đó có chính tác giả.
Văn học gần đây có khuynh hướng thiên về ký sự, mô tả sự thật như nó vốn có. Sự thật cuộc chiến đấu Quảng Trị năm 1972 hào hùng và tiêu biểu đến nỗi, không cần tới hư cấu, và bởi không cần đến hư cấu nên lay động sâu xa tới người đọc. Cuốn sách này của Nguyễn Quang Vinh không chỉ có giá trị lịch sử mà còn góp phần khẳng định một khuynh hướng mới có nhiều triển vọng trong đời sống văn học hiện nay.
Nguyễn Quang Vinh kể lại những ngày tháng của các anh ở Quảng Trị không để làm văn chương; mà là nén hương lòng tưởng niệm và tri ân những đồng đội đã hy sinh vì Tổ quốc, hy sinh một cách cao cả và đau xót:
Thế hệ chúng con đi như gió thổi
Quân phục xanh đồng sắc với chân trời
Lúc ngã vào lòng đất vẫn con trai…
Khép lại trang cuối cùng của cuốn sách, tôi hết sức khâm phục và biết ơn những đồng đội ở Quảng Trị; nhận thấy ở Nguyễn Quang Vinh một nhà văn - chiến sĩ. Dù anh không viết gì nữa, tôi tin anh đã có một chỗ đứng trên văn đàn; cuốn sách "Quảng Trị 1972" sẽ ghi được dấu ấn đặc biệt trong lòng bạn đọc.
Last edited by a moderator: 21 Tháng mười hai 2018