Áo Dài Khoa Du Lịch Văn Hiến

Áo Dài Khoa Du Lịch Văn Hiến

Từ ngày 2 đến 4/12/2022, Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2022 khai mạc tại khu vực đền Bà Kiệu, thuộc phố đi bộ hồ Gươm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Sự kiện do Sở Du lịch Hà Nội phối hợp cùng các cơ quan liên quan tổ chức.

Từ ngày 2 đến 4/12/2022, Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2022 khai mạc tại khu vực đền Bà Kiệu, thuộc phố đi bộ hồ Gươm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Sự kiện do Sở Du lịch Hà Nội phối hợp cùng các cơ quan liên quan tổ chức.

Nhật Bình là thường phục của hậu phi, công chúa thời nhà Nguyễn

Theo “Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ”, quy định về trang phục của hoàng hậu, công chúa, phi tần trong cung năm 1807 cụ thể như sau:

Cấp Hậu: Y phục gồm 1 áo bào Nhật Bình được làm bằng sa sợi vàng, trên áo thêu đủ 20 hình rồng, phượng, trĩ, loan và một bộ y phục thường may bằng tơ Bát ti trắng, trên đó có thêu họa tiết rồng phượng. Đi kèm với y phục là mũ và trâm cài. Đối với cấp Hậu sẽ được phát 2 chiếc mũ Cửu long kim phát, 8 cây trâm hình phượng làm bằng vàng và 1 chiếc mũ cửu phượng kim ước phát.

Công chúa: Trang phục của Công chúa đơn giản hơn cấp Hậu, với y phục chỉ gồm 1 áo Nhật Bình được may bằng sợi sa màu đỏ và thêu hình phượng cùng với 1 chiếc mỹ Thất phượng Kim ước phát và 12 cây trâm hoa.

Cấp cung tần nhị giai: Trang phục của Cung tần nhị giai nhà Nguyễn thời kỳ này có 1 chiếc mũ Ngũ phượng Kim ước phát và 10 cây trâm hoa đi cùng với 1 áo Nhật Bình màu xích đào thêu hình loan may bằng sợ sa, và 1 y phục thường làm bằng tơ Bát ti cũng thêu hình loan ổ.

Cấp Cung tần tam giai: Đối với cấp này, y phục khá giống với cấp nhị giai, chỉ khác là có màu tím sắc chính, còn về mũ thì bao gồm 1 chiếc mũ Tam phương Kim ước phát và 8 cây trâm hoa.

Cấu Cung tứ giai: Y phục của cấp Cung tứ giai là 1 chiếc áo Nhật Bình màu tím nhạt may bằng sợi sa và 1 y phục thường may bằng tơ Bát ti trắng, cả 2 y phục đều được thêu hình loa. Và mũ của cấp này là 1 chiếc Phượng kim ước cùng 8 cây trâm cài.

Sau khi thời Nguyễn kết thúc, bộ áo này trở thành bộ áo trang trọng của giới quý tộc được mặc vào một số dịp lễ và nhất là ngày cưới.

Nếu trong ngày trọng đại của cuộc đời mình, bạn còn phân vân phải chọn cho mình 1 bộ trang phục đám cưới truyền thống. Thì đây là một sự chọn hấp dẫn cho đôi bạn.

ÁO DÀI NĂM TUYỀN – Địa chỉ may, cho thuê trang phục truyền thống tại TP.HCM

Địa chỉ cửa hàng: 110, Đường 3/2 – Phường 12 – Quận 10 – Tp. Hồ Chí Minh

Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2023 diễn ra vào cuối tuần, trong tiết trời đậm chất thu, hơi se lạnh, thu hút nhiều người dân và du khách. Chiều 29-10, Sở Du lịch Hà Nội thông tin, lễ hội thu hút 60.000 lượt người. Ngay trong lễ khai mạc với chủ đề “Khám phá nét son Hà Nội” diễn ra vào tối 27-10, hơn 300 đại biểu cùng hàng nghìn người dân tham dự.

Lễ hội năm nay có sự tham gia của 50 đơn vị với hơn 60 gian hàng, bao gồm: 15 nhà thiết kế áo dài Hà Nội - Huế, 15 thương hiệu áo dài, 12 cơ sở phụ kiện áo dài, các doanh nghiệp du lịch Hà Nội, Ninh Bình, Tổng công ty Hàng không quốc gia Việt Nam - Vietnam Airlines, khu - điểm du lịch trên địa bàn và các gian hàng ẩm thực.

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Hànộimới, nhiều không gian trưng bày áo dài của những thương hiệu như: Ỷ Vân Hiên, Thanh Hải, Phi Linh... với phong cách xưa, giúp người dân và du khách cảm nhận được những nét văn hóa khác nhau của áo dài 3 miền Bắc - Trung - Nam.

Tham gia giới thiệu các bộ sưu tập mới tại lễ hội, nhà thiết kế Ngọc Hân cho biết, cô mang đến những mẫu áo dài giới thiệu văn hóa của các quốc gia như mẫu áo được làm trên chất liệu kimono Nhật Bản, hay từ chất liệu áo hanbok của Hàn Quốc... Các họa tiết trên mẫu áo dài Việt cũng được sáng tạo từ những biểu tượng văn hóa của các nước bạn.

“Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội đã tạo cơ hội cho các nhà thiết kế giới thiệu những sáng tạo mới nhất, đồng thời, góp phần quảng bá văn hóa, du lịch của Thủ đô và cả nước”, nhà thiết kế Ngọc Hân chia sẻ.

Điểm nhấn của lễ hội là các sự kiện cộng đồng thu hút sự tham gia của đông đảo người dân và du khách, đó là hoạt động diễu hành “Bách hoa bộ hành” với sự tham gia của 100 người trong trang phục áo dài ngũ thân, cổ phục, khơi gợi và quảng bá nét đẹp văn hóa đến với quần chúng trên các tuyến phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm vào chiều 28-10; diễu hành và đồng diễn áo dài với sự tham gia của 1.000 người vào sáng 29-10.

Dấu ấn cho sản phẩm du lịch thường niên

Trong lễ bế mạc Lễ hội Áo dài diễn ra vào chiều 29-10, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang cho biết, với mục tiêu kích cầu du lịch, bảo tồn, tôn vinh và khai thác các giá trị của tà áo dài gắn với du lịch, dần đưa áo dài trở thành một sản phẩm du lịch độc đáo, Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2023 đã tạo dấu ấn tốt đẹp cho người dân và du khách trong, ngoài nước.

“Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội thực sự đã lan tỏa và khơi gợi tình yêu áo dài đến mọi lứa tuổi, thu hút khoảng 60.000 lượt người dân và du khách tham dự. Thành phố Hà Nội định hướng đây sẽ là hoạt động thường niên vào dịp tiết trời thu Hà Nội, từ đó, xây dựng các tour du lịch hấp dẫn để phục vụ du khách và bạn bè quốc tế”, bà Đặng Hương Giang chia sẻ.

Là du khách đến Hà Nội vào đúng dịp lễ hội, chị Nguyễn Thục Anh (thành phố Hải Phòng) bày tỏ, lễ hội được tổ chức chuyên nghiệp với nhiều hoạt động phong phú, đặc sắc, khiến Hà Nội thêm hấp dẫn và thu hút với du khách, đặc biệt là trong tiết trời mùa thu đẹp.

Ngay trong tọa đàm “Định hướng và phát triển áo dài trong cộng đồng và kết nối du lịch” diễn ra vào sáng 29-10, nhiều chuyên gia về áo dài, du lịch, nhà thiết kế cũng bày tỏ quan điểm Hà Nội nên đưa lễ hội áo dài trở thành sản phẩm du lịch độc đáo của Thủ đô. Đây không chỉ là sự kiện mang tính quảng bá văn hóa, nâng cao giá trị điểm đến, mà còn có ý nghĩa đưa áo dài truyền thống đồng hành trong nhiều sự kiện quảng bá du lịch, điểm đến của Hà Nội.

Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội khép lại sau 3 ngày tổ chức đã tạo dấu ấn đẹp cho người dân và du khách. So với lần tổ chức đầu tiên vào năm 2022, lễ hội năm nay diễn ra với nhiều hoạt động hấp dẫn, quy mô lớn, thu hút lượng lớn du khách, góp phần giúp thành phố đạt chỉ tiêu đón 24 triệu lượt khách, trong đó, có 4 triệu lượt khách quốc tế trong năm nay.

Tại lễ bế mạc, Sở Du lịch Hà Nội cũng vinh danh nhiều đơn vị, tổ chức, cá nhân, các nhà thiết kế đã đóng góp cho sự thành công của Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2023, đó là: Trung tâm Xúc tiến du lịch Ninh Bình, Hiệp hội Du lịch Hà Nội, Câu lạc bộ lữ hành UNESCO Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội, Không gian văn hóa đình Làng Việt...

Video Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội hấp dẫn du khách trong tối khai mạc: