Tiền tệ của Vương quốc Anh, Lãnh thổ Ấn Độ Dương thuộc Anh, Đảo Man, Jersey, Guernsey
Tiền tệ của Vương quốc Anh, Lãnh thổ Ấn Độ Dương thuộc Anh, Đảo Man, Jersey, Guernsey
Theo Thương vụ Việt Nam tại Bắc Kinh, trong tháng 2, xuất, nhập khẩu giữa Việt Nam - Trung Quốc đạt 15,33 tỉ USD, tăng 20,7% so với cùng kỳ 2022. Trong đó, một số nhóm hàng xuất khẩu sang Trung Quốc có tăng trưởng tích cực như: rau quả tăng 5,2%; phi lê cá tra, cá basa tăng 16%, đạt giá trị hơn 25 triệu USD.
Đối với thị trường Trung Quốc, Thương vụ Việt Nam tại Bắc Kinh cho rằng, Việt Nam có nhiều lợi thế xuất khẩu khi đàm phán thành công, mở cửa thị trường cho những mặt hàng nông sản có giá trị cao: sầu riêng, chanh leo, tổ yến, khoai lang… Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu dùng của thị trường Trung Quốc đang phục hồi kể từ khi nước này nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và mở cửa trở lại, đặc biệt là dỡ bỏ các quy định xét nghiệm, khử trùng đối với hàng hóa, nhất là hàng đông lạnh nhập cảnh…
Tuy nhiên, Thương vụ Việt Nam tại Bắc Kinh cảnh báo, hàng hóa của Việt Nam, nhất là hàng nông sản sẽ phải cạnh tranh với các đối tác cùng xuất khẩu sang Trung Quốc, đặc biệt là nhóm mặt hàng nông sản cùng loại. Không chỉ vậy, hàng hóa, nông sản Việt Nam chịu áp lực cạnh tranh với chính sản phẩm được sản xuất ngay tại Trung Quốc.
Cùng với mức sống của người dân ngày càng được nâng cao, Trung Quốc không ngừng hoàn thiện hệ thống quản lý, kiểm tra, giám sát chất lượng hàng hóa, nông sản nhập khẩu. Doanh nghiệp xuất khẩu nếu không cải thiện về quy trình sản xuất, chất lượng hàng hóa sẽ đối diện nguy cơ cao bị đào thải khỏi thị trường Trung Quốc.
Đáng lo ngại, theo Thương vụ Việt Nam tại Bắc Kinh, tình trạng hàng thực phẩm, nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc bị cơ quan hải quan nước này cảnh báo vi phạm tiêu chuẩn, quy định nhập khẩu đã ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu hàng hóa Việt Nam và tác động xấu đến tâm lý người tiêu dùng Trung Quốc đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam.
Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Bắc Kinh (Trung Quốc), trong thời gian gần đây, Hải quan Trung Quốc liên tục ban hành các biện pháp hạn chế, tăng cường quản lý nhiều loại dịch lây lan trên thế giới như đậu mùa khỉ, dịch tả lợn châu Phi, cúm gia cầm…
Sầu riêng là trái cây đang chịu sự cạnh tranh gay gắt so với sầu riêng Thái Lan và sầu riêng đang được trồng tại Trung Quốc
Cụ thể, Hải quan Trung Quốc mới đây ban hành Thông báo số 15/2023 về việc tăng cường quản lý đối với người và hàng hóa đến từ nước và vùng lãnh thổ có dịch đậu mùa khỉ. Việt Nam hiện tại mới ghi nhận có ca mắc và chưa hình thành dịch, do đó không nằm trong nhóm bị cảnh báo.
Ngoài ra, ngay sau khi phát hiện Singapore có lợn chết do dịch tả lợn châu Phi, Hải quan Trung Quốc ngay lập tức tạm dừng nhập khẩu sản phẩm thịt lợn và tạm dừng tư cách xuất khẩu đối với doanh nghiệp xuất khẩu thịt lợn từ Singapore sang Trung Quốc.
Hải quan Trung Quốc cũng ban hành lệnh cấm nhập khẩu gia cầm hay các sản phẩm từ gia cầm có nguồn gốc từ Argentina khi phát hiện dịch cúm H5 trên gia cầm tại nước này có diễn biến phức tạp…
Các quy định này cho thấy, Trung Quốc rất mạnh tay trong việc ngăn chặn dịch bệnh lây lan vào nước này, với các biện pháp rất cứng rắn như cấm nhập khẩu toàn bộ nhóm hàng và tạm dừng toàn bộ tư cách xuất khẩu của doanh nghiệp đã có đăng ký với hải quan khi xuất khẩu sang Trung Quốc.
Trước đó, ngày 10.3, Hải quan Trung Quốc tiếp tục công bố danh mục hàng hóa sử dụng kết quả giám định tổ chức giám định theo Lệnh 259 (quy định biện pháp quản lý, sử dụng giám định đối với kiểm tra hàng hóa xuất, nhập khẩu vào Trung Quốc - PV) đối với xi măng nhập khẩu.
Theo số liệu của Hải quan Trung Quốc, năm 2022 nước này chi ra 601 triệu USD nhập khẩu xi măng, trong đó Việt Nam chiếm 87,6% giá trị, tương đương 526,9 triệu USD. Thương vụ Việt Nam cho rằng, quy định mới này là biện pháp tạo thuận lợi hóa thương mại của phía Trung Quốc khi sử dụng kết quả (chứng nhận) của đơn vị giám định nước xuất khẩu làm thủ tục thông quan, giảm tải được một số khâu kiểm tra tại cửa khẩu, từ đó tiết giảm thời gian thông quan và chi phí cho doanh nghiệp (lưu kho, bãi...).
Tuy nhiên, quy định mới này đồng nghĩa Trung Quốc tăng cường siết chặt quản lý chất lượng hàng hóa từ đầu nguồn, thông qua việc các tổ chức giám định phải đăng ký với Tổng cục Hải quan Trung Quốc.