30 Tết Âm Lịch Là Ngày Bao Nhiêu Dương Lịch

30 Tết Âm Lịch Là Ngày Bao Nhiêu Dương Lịch

- Cán bộ, công chức, viên chức:

- Cán bộ, công chức, viên chức:

Tháng âm lịch bắt đầu khi nào?

Pha của Mặt trăng (còn gọi là Tuần trăng) là phần sáng bề mặt của mặt Mặt trăng được chiếu sáng bởi Mặt trời khi quan sát từ Trái đất. Các pha của Mặt trăng thay đổi một chiều trong tuần hoàn toàn khi Mặt trăng quay quanh Trái đất, tùy thuộc vào sự thay đổi vị trí đối tượng của ba thiên thể Trái đất, Mặt trăng, Mặt trời.

Tháng Âm lịch bắt đầu gọi là ngày “Trăng mới” tức là Pha mặt Trăng bị khuyết (che khuất) hoàn toàn.

Đến ngày Rằm, pha của mặt trăng là tròn, là sáng nhất.

Lưu ý: Mỗi loại lịch âm có thể có những cách tính khác nhau, có loại loại lịch âm thì tính từ ngày (trăng lưỡi liềm hiện ra)

Tại sao cùng dùng lịch Âm, Tết Nguyên Đán của Việt Nam và Trung Quốc nhiều khi khác nhau?

Sau khi dùng múi giờ khác múi giờ Trung Quốc, Lịch sử ghi nhận Việt Nam và Trung Quốc đã ăn Tết Nguyên Đán lệch nhau vào các năm  1968, 1969, 1985 và năm 2007. Cá biệt năm 1985, hai nước đón Tết cách nhau 1 năm.

Tại sao lại có hiện tượng ăn Tết Nguyên Đán lệch ngày như vậy?

Từ năm 1967, Việt Nam bắt đầu sử dụng múi giờ GMT +7, Trong khi Trung Quốc là múi giờ GMT +8. Do vậy 2 nước lệch nhau 1 giờ.

Cứ mỗi 23 năm, số giờ chênh lệch cộng dồn thành 1 ngày. Do đó, một số tháng của lịch âm Việt Nam chênh nhau 1 ngày so với Trung Quốc, hình thành lên chu kỳ 23 năm sẽ có 1 lần Tết Âm lịch chênh nhau.

Như vậy, năm 2030 và 2053, Việt Nam sẽ ăn Tết sớm hơn Trung Quốc.

Với những cách tính bù năm nhuận khác nhau, có thể hai nước có thể ăn Tết Nguyên đán cách nhau 1 tháng như năm 1985.

Nguồn gốc lịch âm (Âm lịch)

Lịch âm hay âm lịch được cho là lịch cổ nhất được phát minh bởi loài người. Những người Cro-Magnon được coi là đã phát minh ra âm lịch vào khoảng 32.000 năm trước Công nguyên.

Quy luật tính Âm lịch của Việt Nam

Âm lịch Việt Nam là một loại lịch thiên văn vì nó được tính toán dựa trên sự chuyển động của mặt trời, trái đất và mặt trăng. Ngày tháng âm lịch được tính dựa theo các nguyên tắc sau:

Ngày đầu tiên của tháng âm lịch là ngày chứa điểm Sóc, người ta còn gọi là ngày Sóc

Một năm có 12 tháng âm lịch, riêng năm nhuận có 13 tháng âm lịch (giải thích ở phần sau)

Ngày Đông chí luôn rơi vào tháng 11 âm lịch

Trong một năm nhuận, nếu có 1 tháng không có Trung khí thì tháng đó là tháng nhuận. Nếu nhiều tháng trong năm nhuận đều không có Trung khí thì chỉ tháng đầu tiên sau Đông chí là tháng nhuận.

Lịch Âm của Việt Nam tính theo múi giờ GMT+7 tương ứng với kinh tuyến 105° đông.

Ngày Sóc (New moon) là ngày Trăng bị khuyết hoàn toàn, gọi là ngày “hội diện”.

Sóc là thời điểm “hội diện” tức là Trăng bị khuyết hoàn toàn. Chu kỳ của điểm Sóc là khoảng 29,5 ngày. Ngày chứa điểm Sóc được gọi là ngày Sóc, và đó là ngày bắt đầu tháng âm lịch.

Trung khí là các điểm chia đường hoàng đạo thành 12 phần bằng nhau. Trong đó, bốn Trung khí giữa bốn mùa là đặc biệt nhất: Xuân phân (khoảng 20/3), Hạ chí (khoảng 22/6), Thu phân (khoảng 23/9) và Đông chí (khoảng 22/12).

Các kiểu bói xem theo ngày được dân gian tin dùng?

Ngoài ra còn các kiểu bói theo sự kiện xảy trong ngày như:

Tết Dương lịch, Âm lịch 2024 vào ngày bao nhiêu?

Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về việc nghỉ lễ, tết như sau:

Tết Dương lịch 2024 là ngày 01/01/2024. Năm 2024, Tết Dương lịch rơi vào thứ hai.

Vào ngày Tết Dương lịch 2024, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương.

Năm nay, Tết Âm lịch 2024 sẽ rơi vào các ngày âm lịch, dương lịch như sau:

29 Âm lịch Tết : vào Thứ Năm ngày 08/02/2024 dương lịch;

30 Âm lịch Tết : vào Thứ Sáu ngày 09/02/2024 dương lịch;

Mùng 1 Âm lịch Tết : vào Thứ Bảy ngày 10/02/2024 dương lịch;

Mùng 2 Âm lịch Tết : vào Chủ Nhật ngày 11/02/2024 dương lịch;

Mùng 3 Âm lịch Tết : vào Thứ Hai ngày 12/02/2024 dương lịch;

Mùng 4 Âm lịch Tết: rơi vào thứ Ba ngày 13/02/2024 dương lịch;

Mùng 5 Âm lịch Tết: rơi vào thứ Tư ngày 14/02/2024 dương lịch.

Theo đó, vào ngày Tết Âm lịch 2024, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương.

Tết Dương lịch, Âm lịch 2024 vào ngày bao nhiêu? Đi làm vào ngày Tết 2024 được trả lương như thế nào?

Người lao động nghỉ tết âm lịch 2025 từ ngày nào?

Ngày 26/11/2024, Văn phòng Chính phủ ban hành Công văn 8726/VPCP-KGVX năm 2024 về nghỉ Tết Âm lịch và một số dịp nghỉ lễ trong năm 2025. Cụ thể như sau:

Theo đó, tết âm lịch 2025 người lao động được nghỉ như sau:

- Đối với cán bộ, công chức, viên chức: nghỉ Tết Nguyên đán 2025 từ ngày 25/01/2025 (tức 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến hết ngày 02/02/2025 (tức mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tổng cộng là 9 ngày.

- Đối với người lao động: Người lao động được nghỉ Tết Nguyên đán 2025 5 ngày theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019.

Tuy nhiên năm 2025, liền trước 5 ngày nghỉ chính thức là 2 ngày nghỉ cuối tuần, Thứ bảy và Chủ nhật ngày 25-26/1/2025, tức 26, 27 tháng Chạp âm lịch. Sau những ngày nghỉ chính thức lại tới 2 ngày nghỉ cuối tuần tiếp theo, Thứ bảy và Chủ nhật ngày 01-02/02/2025.

Như vậy, người lao động cũng sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán 2025 9 ngày liên tục. Bắt đầu từ Thứ Bảy ngày 25/01/2025 dương lịch đến hết Chủ Nhật ngày 02/02/2025 dương lịch (tức hết mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Ngoài ra, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng khuyến khích các doanh nghiệp cho người lao động nghỉ theo lịch nghỉ tết 2025 nêu trên.

Nguồn gốc lịch âm Việt Nam

Trong 1000 năm Bắc thuộc cho tới năm 1054, tức thời vua Lý Thái Tông, nước ta sử dụng chung lịch với lịch của Trung Hoa.

Kể từ sau năm 1054, khi vua Lý Thánh tông đã lên ngôi, có tư liệu cho rằng nước ta đã bắt đầu tự soạn lịch riêng, dựa theo các phép lịch bên Trung Hoa.

Từ năm 1407, khi bị nhà Minh đô hộ, nước ta đã chuyển sang dùng lịch cùng với nhà Minh, mãi cho đến thời vua Gia Long, năm 1812.

Từ 1813 - 1945, khi Pháp cai trị nước ta, họ đã lập ra bảng đối chiếu lịch Dương với lịch Âm dương lấy từ Trung Quốc, trong khi nhà Nguyễn vẫn tự soạn và ban lịch riêng theo phép lịch thời Hiến (giống như nhà Thanh) ở Trung Kỳ.

Từ 1946 – 1967,  Việt Nam không tự biên soạn Lịch nữa, các nhà xuất bản dịch từ lịch Trung Quốc sang.

Từ 1968 – nay, sau khi trải qua nhiều lần thay đổi múi giờ, giờ chính thức của Việt Nam được công bố tính theo múi giờ số 7, trong khi đó, Trung Quốc lại tính theo múi giờ số 8, vì thế, Việt Nam tiếp tục tự biên soạn lịch riêng cho tới nay.

Đi làm vào ngày Tết 2024 được trả lương như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019, quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:

Theo đó, trường hợp người lao động làm vào ngày nghỉ tết thì người lao động được hưởng lương, ít nhất 300% chưa kể tiền lương ngày tết đối với người lao động hưởng lương ngày.

Ngoài ra, trường hợp người lao động làm việc vào ban đêm thì sẽ được trả thêm ít nhất 30% tiền lương của ngày làm việc bình thường và 20% tiền lương của ngày nghỉ tết.

Như vậy, đi làm ngày nghỉ Tết Âm lịch 2024, Tết Dương lịch 2024 thì tiền lương được tính như sau:

- Làm việc vào ban ngày: Nhận ít nhất 400% lương.

- Làm việc vào ban đêm: Nhận ít nhất 490% lương.

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail [email protected];